Chia sẻ
Những lưu ý quan trọng khi mở phòng khám tư nhân

Hiện nay, nhu cầu về dịch vụ mở phòng khám tư nhân với chất lượng cao, tiết kiệm thời gian và mang đến trải nghiệm tốt hơn thay vì đến các bệnh viện công lập đang ngày càng phổ biến. Vì vậy mà việc mở phòng khám tư nhân cũng phát triển thu hút không ít các nhà đầu tư. Những lưu ý khi mở phòng khám tư nhân dưới đây là những vấn đề bạn cần chú tâm khi có nhu cầu thực hiện.

1. Điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị khi mở phòng khám tư nhân

a) Về cơ sở vật chất:

  • Phòng khám chuyên khoa phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích tối thiểu là 10m2 và có nơi đón tiếp người bệnh;
  • Đảm đảm các điều kiện về an toàn bức xạ nếu phòng khám chuyên khoa có sử dụng thiết bị bức xạ và các điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
  • Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ y tế;
  • Phải có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo quy định về xử lý nước thải y tế, tránh gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh.

b) Về trang thiết bị y tế:

  • Cần trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị y tế chuyên môn phù hợp với phạm vi, hoạt động chuyên môn của phòng khám;
  • Phòng khám cũng cần trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân theo quy định trong y tế.
  • Có hộp thuốc chống sốc và có đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

Xem thêm: Những điều cần biết trước khi thành lập công ty

2. Điều kiện về nhân sự khi mở phòng khám tư nhân

a) Tiêu chuẩn của người chịu trách nhiệm chuyên môn phòng khám:

  • Phòng khám phải có tối thiểu 01 bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đứng tên hoạt động phòng khám;
  • Bác sĩ phụ trách chuyên môn kỹ thuật của phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp mà phòng khám đăng ký và phải có thời gian khám, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng trong lĩnh vực đó;
  • Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm nhiều chuyên khoa thì chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn chính phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà cơ sở đăng ký hoạt động;
  • Bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn chính phòng khám phải đăng ký làm việc toàn thời gian hoạt động của phòng khám.

b) Tiêu chuẩn về nhân sự khác:

  • Những người làm việc trong phòng khám nếu thực hiện khám, chữa bệnh thì cần phải có chứng chỉ hành nghề y và chỉ được thực hiện việc khám, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công công việc phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
  • Các bác sĩ phụ việc chuyên môn tại phòng khám không được đăng ký làm trùng thời gian đăng ký khám chữa bệnh với cơ sở khám, chữa bệnh khác đang công tác.

c) Lưu ý về mặt bằng mở phòng khám tư nhân:

  • Địa điểm mở phòng khám là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại khi đầu tư. Ngoài việc đáp ứng các quy định về diện tích, các tiêu chuẩn xây dựng cơ sở y tế thì việc lựa chọn địa điểm mở phòng khám lý tưởng, thuận lợi để người bệnh lưu tới là rất quan trọng.
  • Để xây dựng được uy tín của phòng khám thường mất thời gian rất lâu, thông thường phải mất đến vài năm. Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn đã chọn thuê được một địa điểm thuận lợi để kinh doanh, đã xây dựng được thương hiệu của phòng khám trong cộng đồng nhưng vì những lý do chủ quan dẫn đến hậu quả không mong muốn như phải trả lại mặt bằng kinh doanh do hợp đồng thuê vi phạm quy định hay địa điểm kinh doanh là bất hợp pháp

Do đó, cần làm tốt về mặt pháp lý ngay từ khâu lựa chọn địa điểm mở phòng khám:

  • Trường hợp thuê hoặc mượn địa điểm thì phải có Hợp đồng thuê/ mượn địa điểm với chủ sử dụng đất hợp pháp, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Lưu ý: Hợp đồng thuê/ mượn địa điểm nên được công chứng tại Phòng Công chứng/ Văn phòng công chứng để tăng độ bảo đảm về mặt pháp lý cho giao dịch.

  • Trường hợp là địa điểm thuộc quyền sử dụng của mình thì phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh.

d) Những lưu ý khi mua sắm thiết bị y tế khi mở phòng khám tư nhân:

  • Trang thiết bị y tế đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng khám, chữa bệnh của phòng khám để đem lại sự hài lòng của người bệnh. Từ đó, khẳng định chất lượng và uy tín của phòng khám.
  • Tuy nhiên, các chi phí ban đầu để đầu tư vào các thiết bị cũng rất đắt đỏ, bạn nên cân nhắc lựa chọn mua hay thuê một số thiết bị y tế để phù hợp với phạm vi chuyên môn mà cơ sở đã đăng ký.
  • Lời khuyên cho bạn là nên tham khảo nhiều nguồn cung cấp và tìm nhà cung cấp thiết bị y tế uy tín, có chế độ bảo hành tốt về kỹ thuật nhưng vẫn phải bảo đảm về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đảm bảo trong quá trình sử dụng, các thiết bị y tế không xảy ra trục trặc không mong muốn, giúp các y bác sĩ có thể yên tâm khám chữa bệnh.

Xem thêm: Dịch vụ mở nhà thuốc đơn giản

3. Bác sĩ đang làm việc tại bệnh viện công có được mở phòng khám tư nhân không?

Bác sĩ bệnh viện công vẫn được phép mở phòng khám tư nhân như phòng khám răng, phòng khám nhi, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên sản phụ khoa,…

Tuy nhiên, phải đảm bảo các điều kiện:

  • Bác sĩ đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước chỉ được đứng tên mở phòng khám tư nhân làm việc ngoài giờ hành chính;
  • Bác sĩ bệnh viện công không được đăng ký làm người đứng đầu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.

4. Nên mở phòng khám tư nhân loại hình Hộ kinh doanh cá thể hay thành lập công ty?

Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh và hoạt động của phòng khám tư dự định mở mà bạn nên cân nhắc lựa chọn hình thức thành lập phù hợp:

  • Nếu quy mô vừa và nhỏ, thường là phòng khám chuyên khoa, quy mô gia đình. Bạn chỉ nên thành lập hộ kinh doanh cá thể để đơn giản hóa về mặt thủ tục thành lập và quản lý cũng như giảm bớt các nghĩa vụ về thuế phải thực hiện.
  • Nếu quy mô lớn hơn, thường là phòng khám đa khoa hoặc có khám bảo hiểm, bạn nên thành lập công ty và phòng khám trực thuộc công ty để tạo điều kiện cho sự phát triển và mở rộng chuỗi phòng khám sau này. Khi thành lập phòng khám trực thuộc công ty sẽ được phép xuất hóa đơn khi khám dịch vụ.

Xem thêm: So sánh các loại hình doanh nghiệp

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886