Chế độ ốm đau của BHXH được xem như là một chính sách an sinh cần thiết giúp đảm bảo thu nhập và hỗ trợ điều trị cho người lao động (NLĐ) trong quá trình làm việc. Vậy quy định về điều kiện và mức hưởng là như thế nào? Mời bạn đọc hãy cùng Giayphepkinhdoanh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
1. Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH 2023
Chế độ ốm đau là một trong những chế độ mà người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng khi bản thân hoặc con cái của họ bị ốm đau bệnh tật.
Đây là khoảng tiền trợ cấp cho người lao động trang trải các chi phí khám chữa bệnh nhằm đảm bảo người lao động vẫn có thể duy trì được cuộc sống và sớm quay lại với công việc.
2. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Chi tiết về điều kiện hưởng chế độ ốm đau BHXH của người lao động được quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
- NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
- NLĐ phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Tuy nhiên không phải người lao động nào gặp rủi ro về sức khỏe cũng được hưởng chế độ ốm đau mà chỉ những đối tượng sau đây khi đáp ứng được điều kiện mới được hưởng:
Trường hợp người lao động là công dân Việt Nam:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Trường hợp người lao động là người nước ngoài:
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
3. Thời gian và mức hưởng chế độ ốm đau
a) Đối với bản thân bị ốm đau
Người lao động khi ốm đau thì được hưởng:
- Tối đa 30 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
- Tối đa 40 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- Tối đa 60 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
- Với ngành nghề nặng nhọc, độc hại: được thêm 10 ngày/năm so với điều kiện bình thường.
Mức hưởng chế độ ốm đau: = {(1)/24} x 75% x (4)
Trong đó:
- (1) Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
- (4) Số ngày nghỉ việc được hưởng
b) Đối với trường hợp ốm dài ngày
NLĐ khi ốm đau thì được hưởng:
- 180 ngày bao gồm nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần (75%).
- Nếu quá 180 ngày thì chỉ tối đa bằng thời gian đóng BHXH.
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = (1) x (2) x (3)
Trong đó:
- (1) Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
- (2) Tỷ lệ hưởng (%)
- (3) Số tháng nghỉ việc hưởng
Lưu ý: 180 ngày đầu được tính theo tỷ lệ 75% của (1)/ 1 ngày nghỉ hưởng chế độ
Ốm dài ngày >180 ngày. Những ngày sau tính theo công thức:
- 65% (1) nếu đóng BHXH > 30 năm.
- 55% (1) nếu đóng BHXH 15 năm < t < 30 năm.
- 50% (1) nếu đóng BHXH < 15 năm.
c) Con người lao động bị ốm
Người lao động khi con ốm đau thì được hưởng:
- 20 ngày làm việc/ năm nếu con < 3 tuổi.
- 15 ngày làm việc/ năm nếu con 3 tuổi < x < 7 tuổi.
Mức hưởng = {(1)/ 24} x 75% x (4)
Trong đó:
- (1) Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
- (4) Số ngày nghỉ việc được hưởng
4. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
Tùy thuộc vào hình thức điều trị mà người lao động lựa chọn mà hồ sơ hưởng chế độ ốm đau có thể khác nhau:
Đối với NLĐ điều trị nội trú:
- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện
- Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện
Đối với NLĐ điều trị ngoại trú:
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
- Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
Giấy khám, chữa bệnh dịch bằng tiếng Việt nếu khám, chữa bệnh ở nước ngoài trong trường hợp khám chữa bệnh ở nước ngoài.
5. Thủ tục hưởng chế độ ốm đau 2023
Người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ ốm đau BHXH sau khi đáp ứng đủ điều kiện có thể tiến hành thủ tục dưới đây để hưởng chế độ BHXH theo quy định:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người có yêu cầu hưởng chế độ ốm đau BHXH chuẩn bị hồ sơ theo quy định nộp cho doanh nghiệp
Bước 2: Doanh nghiệp tiếp nhận hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ Người lao động, doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm.
Bước 3: Cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
- Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Nhận tiền bảo hiểm hưởng chế độ ốm đau
Thời gian nhận tiền bảo hiểm ốm đau như sau:
- Trường hợp đơn vị SDLĐ đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
6. Những quy định về hưởng chế độ ốm đau 2023 cần lưu ý.
1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hưởng chế độ ốm đau?
Thẩm quyền giải quyết hưởng chế độ ốm đau là Cơ quan BHXH Tỉnh, Quận/huyện
2. Thời gian nộp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho người sử dụng lao động.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau từ người lao động, đơn vị sử dụng lao động phải lập danh sách nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị SDLĐ đóng BHXH
3. Thời gian giải quyết chế độ ốm đau
Thời gian giải quyết chế độ ốm đau tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
4. Tiền nghỉ ốm hưởng BHXH nhận bằng hình thức nào?
Người lao động nhận tiền nghỉ ốm hưởng BHXH bằng một trong các hình thức sau:
- Thông qua tài khoản cá nhân;
- Trực tiếp nhận tại cơ quan BHXH trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị mà đơn vị đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan BHXH;
- Thông qua đơn vị sử dụng lao động;
- Uỷ quyền cho người khác nhận thay tiền nghỉ ốm hưởng BHXH
5. Nghỉ ốm vào ngày lễ có được hưởng BHXH không?
- Theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thời gian nghỉ ốm hưởng chế độ ốm đau của người lao động được tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
- Do đó, nếu người lao động bị ốm đau đúng vào các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định thì sẽ không được tính hưởng chế độ ốm đau.
6. Nghỉ không lương có được hưởng chế độ ốm đau?
Nếu trong thời gian nghỉ không lương (không đủ thời gian làm việc để đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó) thì sẽ không được hưởng chế độ ốm đau trong thời gian này.
Như vậy, bài viết trên đã thông tin chi tiết đến NLĐ về điều kiện và thủ tục hưởng chế độ ốm đau. Giayphepkinhdoanh mong rằng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho NLĐ.
Nếu không có thời gian tự thực hiện, hãy liên hệ với chúng em qua thông tin bên dưới hoặc tham khảo bài viết này: Dịch vụ đăng ký hưởng chế độ ốm đau năm 2023
– Luật sư tư vấn các thắc mắc liên quan đến chế độ ốm đau BHXH.
– Chuyên viên sẽ hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, nộp và bàn giao kết quả tận nơi (nếu có).
– Thời gian hoàn tất hồ sơ và nộp: 4-8h làm việc. (kể từ khi nhận được đủ thông tin).
– Vui lòng liên hệ Tổng đài: 02838361963 Hoặc hotline: 0902841886.