Chia sẻ

Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh theo hình thức Hộ kinh doanh (HKD) không biết pháp luật quy định như thế nào về cách tính thuế khoán hiện nay, bài viết này NTV sẽ hướng dẫn cách tính thuế khoán cho HKD cụ thể nhất.

I. Các loại Thuế mà cá nhân, hộ kinh doanh phải đóng?

Cá nhân, hộ gia đình khi kinh doanh theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể sẽ phải đóng 3 loại thuế như sau/:

  • Thuế môn bài;
  • Thuế Giá trị gia tăng (GTGT);
  • Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN).

Tùy thuộc vào ngành nghề, quy mô kinh doanh mà cá nhân,hộ gia đình đăng ký kinh doanh mà sẽ có các hình thức tính thuế khác nhau.

Cá nhân, Hộ gia đình kinh doanh với quy mô nhỏ sẽ có 2 phương pháp kê khai thuế là phương pháp kê khai và phương pháp khoán.

Cá nhân, Hộ gia đình kinh doanh với quy mô lớn chỉ được áp dụng mộ phương pháp khai thuế duy nhất là phương pháp kê khai.

II. Thuế môn bài và các trường hợp được miễn thuế môn bài

1. Cách tính thuế môn bài cho hộ kinh doanh 

Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

  1. a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm;
  2. b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm;
  3. c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.

Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình của hộ kinh doanh như sau:

– Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình (trừ cá nhân cho thuê tài sản) là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân năm trước liền kề của hoạt động sản xuất, kinh doanh (không bao gồm hoạt động cho thuê tài sản) của các địa điểm kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh;

– Cá nhân, hộ gia đình đã giải thể, tạm ngừng sản xuất, kinh doanh sau đó ra kinh doanh trở lại không xác định được doanh thu của năm trước liền kề thì doanh thu làm cơ sở xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm tính thuế của cơ sở sản xuất, kinh doanh cùng quy mô, địa bàn, ngành nghề theo quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, địa điểm sản xuất, kinh doanh (thuộc trường hợp không được miễn lệ phí môn bài) nếu ra sản xuất kinh doanh trong 06 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm, nếu ra sản xuất kinh doanh trong 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.”

2. Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài theo quy định pháp luật

Căn cứ theo Thông tư 65/2020/TT-BTC thì các trường hợp sau đây được miễn lệ phí môn bài gồm có:

  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
  • Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
  • Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với: Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cá nhân, hộ gia đình nộp thuế theo phương pháp khoán không phải khai lệ phí môn bài. Căn cứ vào tờ khai thuế, cơ sở dữ liệu ngành nghề để xác định doanh thu kinh doanh làm căn cứ tính mức lệ phí môn bài cần phải nộp của cá nhân, hộ gia đình nộp thuế theo phương thức pháp khoán.

huong-dan-cach-tinh-thue-khoan-cho-ho-kinh-doanh-NTV

III. Thuế GTGT và Thuế TNCN cho hộ kinh doanh

Nguyên tắc tính thuế được quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC như sau:

  • Nguyên tắc tính thuế đối với HKD, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
  • HKD, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN.
  • HKD, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
  • HKD, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

IV. Cách kê khai thuế khoán cho Hộ kinh doanh

  • Phương pháp khoán là phương pháp tính thuế được tính theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
  • Phương pháp khoán được áp dụng đối với cá nhân, HKD không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 5, 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC 
  • Căn cứ tính thuế đối với cá nhân, hộ kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ % thuế tính trên danh thu

1. Công thức tính số thuế phải nộp: 

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Dố thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó: 

  • Doanh thu tính thuế: Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN được xác định đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Tỷ lệ thuế trên doanh thu (Tỷ lệ thuế GTGT,TNCN) được xác định dựa theo từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà cá nhân, hộ gia đình hoạt động kinh doanh được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC

2. Căn cứ xác định thuế khoán bao gồm:

  • Hồ sơ khai thuế của hộ khoán do hộ khoán tự kê khai theo dự kiến doanh thu và mức thuế khoán của năm tính thuế;
  •  Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;
  • Ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn;
  • Kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ Hội đồng tư vấn thuế, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn, hộ khoán và các tổ chức, cá nhân khác.

huong-dan-cach-tinh-thue-khoan-cho-ho-kinh-doanh-NTV

3. Hồ sơ khai thuế

  • Từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 05 tháng 12 hằng năm, cơ quan thuế phát Tờ khai thuế năm sau cho tất cả các hộ khoán.
  • Hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư  40/2021/TT-BTC
  • Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh, khi khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn lẻ thì hộ khoán khai thuế theo từng lần phát sinh và sử dụng Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này đồng thời xuất trình, nộp kèm theo hồ sơ khai thuế các tài liệu sau:
  • Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng ngành nghề với hoạt động kinh doanh của hộ khoán;
  • Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;
  • Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ như: Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước; Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất, cung cấp;…

Cơ quan thuế có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu, xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.

4. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 44 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:

  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 năm trước liền kề năm tính thuế.
  • Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh (bao gồm hộ kê khai chuyển đổi sang phương pháp khoán), hoặc hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai, hoặc hộ khoán thay đổi ngành nghề, hoặc hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ khoán chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh, hoặc chuyển đổi phương pháp tính thuế, hoặc thay đổi ngành nghề, hoặc thay đổi quy mô kinh doanh. 
  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp hộ khoán có sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.

5. Xác định doanh thu và mức thuế khoán:

Doanh thu và mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ và ổn định trong một năm.

Hộ khoán tự xác định doanh thu tính thuế khoán trong năm trên Tờ khai thuế theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hộ khoán không xác định được doanh thu khoán, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc doanh thu tính thuế khoán xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu và xác định mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.

Căn cứ hồ sơ khai thuế của hộ khoán và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế để lấy ý kiến công khai, tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế và làm cơ sở cho Cục Thuế chỉ đạo, rà soát việc lập Sổ bộ thuế tại từng Chi cục Thuế.

V. Điều chỉnh doanh thu và mức thuế khoán

Hộ khoán trong năm có đề nghị điều chỉnh doanh thu, mức thuế khoán do thay đổi hoạt động kinh doanh thì cơ quan thuế điều chỉnh lại mức thuế khoán theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Quản lý thuế kể từ thời điểm có thay đổi. Chi tiết được quy định tại Khoản 4 Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC

 

Tham khảo thêm: Dịch vụ chuyển cơ quan quản lý thuếDịch vụ xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy cho Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh của NTV

5 Trackbacks

  1. […] Bài viết hữu ích: Hướng dẫn cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh […]

  2. […] Hướng dẫn cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh […]

  3. […] HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH THUẾ KHOÁN CHO HỘ KINH DOANH […]

  4. […] Hướng dẫn cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh […]

  5. […] Hướng dẫn cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh […]

Write a comment:

You must be logged in to post a comment.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886