Chia sẻ

Việc xác định chính xác ngành nghề hoạt động để đăng ký đúng mã ngành nghề kinh doanh theo quy định là rất quan trọng. Đây không chỉ là ngành nghề mà công ty sẽ hoạt động sau này mà còn liên quan đến việc xuất đúng hóa đơn với từng mã ngành nghề đã đăng ký khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Anh chị có thể tham khảo nội dung chi tiết của các mã ngành nghề kinh doanh thuộc Nhóm ngành nghề ÍT PHỔ BIẾN hiện hành qua bài biết dưới đây để biết với ngành nghề hoạt động hiện tại thì công ty phải đăng ký mã ngành nghề kinh doanh nào mới đúng luật.

Nội dung chính

K: HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG VÀ BẢO HIỂM

Ngành này gồm: Hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tái bảo hiểm, bảo hiểm xã hội và các hoạt động tương tự như trung gian tài chính và các hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính khác.

Ngành này cũng gồm: Hoạt động nắm giữ tài sản như: Hoạt động của các công ty nắm giữ tài sản, hoạt động quỹ tín thác và các công cụ tài chính khác.

64: HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH (TRỪ BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI)

Ngành này gồm: Hoạt động ngân hàng và hoạt động dịch vụ tài chính khác.

Loại trừ:

– Hoạt động bảo hiểm xã hội được phân vào nhóm (Bảo hiểm xã hội);

– Bảo đảm xã hội bắt buộc được phân vào nhóm 84300 (Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc).

641: Hoạt động trung gian tiền tệ

Nhóm này gồm:

– Hoạt động của ngân hàng trung ương về xây dựng các chính sách tiền tệ, phát hành tiền, quản lý hoạt động ngoại hối, kiểm soát dự trữ ngoại hối nhà nước, thanh tra hoạt động của các tổ chức ngân hàng…;

– Hoạt động của các đơn vị pháp nhân thường trú về lĩnh vực ngân hàng; trong đó chịu nợ trong tài khoản của mình để có được tài sản tiền tệ nhằm tham gia vào các hoạt động tiền tệ của thị trường. Bản chất hoạt động của các đơn vị này là chuyển vốn của người cho vay sang người đi vay bằng cách thu nhận các nguồn vốn từ người cho vay để chuyển đổi hoặc sắp xếp lại theo cách phù hợp với yêu cầu của người vay.

6411 – 64110: Hoạt động ngân hàng trung ương

Nhóm này gồm: Hoạt động của ngân hàng trung ương như:

– Phát hành tiền;

– Ngân hàng của các tổ chức tín dụng (nhận tiền gửi để thực hiện thanh toán bù trừ giữa các tổ chức tín dụng; tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế);

– Quản lý hoạt động ngoại hối và kiểm soát dự trữ ngoại hối nhà nước;

– Thanh tra hoạt động ngân hàng;

– Ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

6419 – 64190: Hoạt động trung gian tiền tệ khác

Nhóm này gồm: Hoạt động của các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật, các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán (trừ hoạt động cho thuê tài chính). Hoạt động của nhóm này bao gồm hoạt động của ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, các tổ chức tài chính hợp tác phi lợi nhuận,…

Nhóm này cũng gồm:

– Hoạt động của ngân hàng tiết kiệm bưu điện và chuyển tiền bưu điện;

– Các tổ chức chuyên cấp tín dụng cho mua nhà nhưng cũng nhận tiền gửi.

– Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.

Loại trừ:

– Các tổ chức chuyên cấp tín dụng cho mua nhà nhưng không nhận tiền gửi được phân vào nhóm 64920 (Hoạt động cấp tín dụng khác);

– Các hoạt động thanh toán và giao dịch bằng thẻ tín dụng được phân vào nhóm 66190 (Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu).

642 – 6420 – 64200: Hoạt động công ty nắm giữ tài sản

Nhóm này gồm: Hoạt động của các tổ chức nắm giữ tài sản Có của nhóm các công ty phụ thuộc và hoạt động chính của các tổ chức này là quản lý nhóm đó. Các tổ chức này không cung cấp bất kỳ dịch vụ nào khác cho các đơn vị mà nó góp cổ phần, không điều hành và quản lý các tổ chức khác.

Loại trừ: Hoạt động quản lý, kế hoạch chiến lược và ra quyết định của công ty, xí nghiệp được phân vào nhóm 70100 (Hoạt động của trụ sở văn phòng).

643 – 6430 – 64300: Hoạt động quỹ tín thác, các quỹ và các tổ chức tài chính khác

Nhóm này gồm: Hoạt động của các đơn vị pháp nhân được thành lập để góp chung chứng khoán và các tài sản tài chính khác, là đại diện cho các cổ đông hay những người hưởng lợi nhưng không tham gia quản lý. Các đơn vị này thu lãi, cổ tức và các thu nhập từ tài sản khác, nhưng có ít hoặc không có nhân viên và cũng không có thu nhập từ việc bán dịch vụ.

Loại trừ:

– Hoạt động quỹ và quỹ tín thác có doanh thu từ bán hàng hóa hoặc dịch vụ được phân vào các nhóm tương ứng trong Hệ thống ngành kinh tế;

– Hoạt động của công ty nắm giữ tài sản được phân vào nhóm 64200 (Hoạt động công ty nắm giữ tài sản);

– Bảo hiểm xã hội được phân vào nhóm 65300 (Bảo hiểm xã hội);

– Quản lý các quỹ được phân vào nhóm 66300 (Hoạt động quản lý quỹ).

649: Hoạt động dịch vụ tài chính khác (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội)

Nhóm này gồm: Hoạt động dịch vụ tài chính trừ những tổ chức được quản lý bởi các thể chế tiền tệ.

Loại trừ: Bảo hiểm và trợ cấp hưu trí được phân vào ngành 65 (Bảo hiểm, tái bảo hiểm và bảo hiểm xã hội trừ bảo đảm xã hội bắt buộc).

6491 – 64910: Hoạt động cho thuê tài chính

Nhóm này gồm: Hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận.

Loại trừ: Hoạt động cho thuê vận hành được phân vào ngành 77 (Cho thuê máy móc, thiết bị (không kèm người điều khiển); cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình; cho thuê tài sản vô hình phi tài chính), tương ứng với loại hàng hóa cho thuê.

6492 – 64920: Hoạt động cấp tín dụng khác

Nhóm này gồm: Các hoạt động dịch vụ tài chính chủ yếu liên quan đến việc hình thành các khoản cho vay của các thể chế không liên quan đến các trung gian tiền tệ (như là các công ty đầu tư vốn mạo hiểm, các ngân hàng chuyên doanh, các câu lạc bộ đầu tư). Các tổ chức này cung cấp các dịch vụ sau đây:

– Cấp tín dụng tiêu dùng;

– Tài trợ thương mại quốc tế;

– Cấp tài chính dài hạn bởi các ngân hàng chuyên doanh;

– Cho vay tiền ngoài hệ thống ngân hàng;

– Cấp tín dụng cho mua nhà do các tổ chức không nhận tiền gửi thực hiện;

– Dịch vụ cầm đồ.

Loại trừ:

– Hoạt động cấp tín dụng cho mua nhà của các tổ chức chuyên doanh nhưng cũng nhận tiền gửi được phân vào nhóm 64190 (Hoạt động trung gian tiền tệ khác);

– Hoạt động cho thuê vận hành được phân vào ngành 77 (Cho thuê máy móc, thiết bị (không kèm người điều khiển); cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình; cho thuê tài sản vô hình phi tài chính) tùy vào loại hàng hóa được thuê.

6499 – 64990: Hoạt động dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội)

Nhóm này gồm: Các trung gian tài chính chủ yếu khác phân phối ngân quỹ trừ cho vay, bao gồm các hoạt động sau đây:

– Hoạt động bao thanh toán;

– Viết các thỏa thuận trao đổi, lựa chọn và ràng buộc khác;

– Hoạt động của các công ty thanh toán…

Loại trừ:

– Cho thuê tài chính được phân vào nhóm 64910 (Hoạt động cho thuê tài chính);

– Buôn bán chứng khoán thay mặt người khác được phân vào nhóm 66120 (Môi giới hợp đồng hàng hóa và chứng khoán);

– Buôn bán, thuê mua và vay mượn bất động sản được phân vào ngành 68 (Hoạt động kinh doanh bất động sản);

– Thu thập hối phiếu mà không mua toàn bộ nợ được phân vào nhóm 82910 (Dịch vụ hỗ trợ thanh toán, tín dụng);

– Hoạt động trợ cấp bởi các tổ chức thành viên được phân vào nhóm 94990 (Hoạt động của các tổ chức khác chưa được phân vào đâu).

65: BẢO HIỂM, TÁI BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (TRỪ BẢO ĐẢM XÃ HỘI BẮT BUỘC)

Ngành này gồm:

– Hoạt động về thu mua bảo hiểm và trả bảo hiểm hàng năm cho khách hàng, những chính sách bảo hiểm và phí bảo hiểm nhằm tạo nên một khoản đầu tư tài sản tài chính được sử dụng để ứng phó với những rủi ro trong tương lai;

– Chi trả bảo hiểm trực tiếp và tái bảo hiểm.

651: Bảo hiểm

Nhóm này gồm: Hoạt động về bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và tái bảo hiểm nhân thọ có hoặc không có yếu tố tiết kiệm.

Nhóm này cũng gồm: Hoạt động của các đơn vị pháp nhân (quỹ, kế hoạch hoặc chương trình) được lập ra để cung cấp lợi ích thu nhập hưu trí bảo đảm cho người lao động hoặc các thành viên.

6511 – 65110: Bảo hiểm nhân thọ

Nhóm này gồm: Nhận tiền đóng và chi trả bảo hiểm hàng năm và các chính sách của bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp (có hoặc không có yếu tố tiết kiệm).

6512-65120: Bảo hiểm phi nhân thọ

Nhóm này gồm: Việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm khác trừ bảo hiểm nhân thọ như: bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không; bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; bảo hiểm nông nghiệp…

6513: Bảo hiểm sức khỏe
65131: Bảo hiểm y tế

Nhóm này gồm: Nhận tiền đóng bảo hiểm của khách hàng về khám chữa bệnh, chi trả các dịch vụ y tế và thuốc men cho người đóng bảo hiểm y tế được thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh quy định cho những người đóng bảo hiểm y tế đến khám và chữa bệnh.

65139: Bảo hiểm sức khỏe khác

Nhóm này gồm: Nhận tiền đóng bảo hiểm của khách hàng về tai nạn con người, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, chi trả cho khách hàng những thiệt hại về sức khỏe trong phạm vi quy định.

652 – 6520 – 65200: Tái bảo hiểm

Nhóm này gồm: Các hoạt động bảo hiểm tất cả hoặc một phần rủi ro kết hợp với chính sách bảo hiểm lần đầu được thực hiện bởi một công ty bảo hiểm khác.

653 – 6530 – 65300: Bảo hiểm xã hội

Nhóm này gồm: Hoạt động của các đơn vị pháp nhân (quỹ, kế hoạch hoặc chương trình) được lập ra để cung cấp thu nhập hưu trí người lao động hoặc các thành viên.

Nhóm này cũng gồm: Lập kế hoạch hưu trí với những lợi ích được xác định, cũng như những kế hoạch cá nhân mà những lợi ích được xác định thông qua sự đóng góp của các thành viên như: kế hoạch mang lại lợi ích cho người lao động; kế hoạch, quỹ hưu trí và kế hoạch hưu trí.

Loại trừ:

– Quản lý quỹ hưu trí được phân vào nhóm 84300 (Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc);

– Kế hoạch bảo đảm xã hội bắt buộc được phân vào nhóm 84300 (Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc).

66: HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KHÁC

Ngành này gồm: Việc cung cấp những dịch vụ có liên quan hoặc liên quan chặt chẽ đến các trung gian tài chính, nhưng bản thân nó không phải là trung gian tài chính. Việc phân tổ chính của ngành này là theo loại hình giao dịch tài chính hoặc việc phân quỹ.

661: Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội)

6611 – 66110: Quản lý thị trường tài chính

Nhóm này gồm: Việc tổ chức và giám sát thị trường tài chính trừ việc giám sát của nhà nước, như: giao dịch hợp đồng hàng hóa; giao dịch hợp đồng hàng hóa tương lai; giao dịch chứng khoán; giao dịch cổ phiếu; giao dịch lựa chọn hàng hóa hoặc cổ phiếu.

6612 – 66120: Môi giới hợp đồng hàng hóa và chứng khoán

Nhóm này gồm:

– Giao dịch trong thị trường tài chính thay mặt người khác (môi giới cổ phiếu) và các hoạt động liên quan;

– Môi giới chứng khoán;

– Môi giới hợp đồng hàng hóa;

– Hoạt động của cục giao dịch…

Loại trừ: Giao dịch với thị trường bằng tài khoản riêng được phân vào nhóm 64990 (Hoạt động dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu).

6619-66190: Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm: Các hoạt động trợ giúp cho trung gian tài chính chưa được phân vào đâu:

– Các hoạt động thỏa thuận và giải quyết các giao dịch tài chính, bao gồm giao dịch thẻ tín dụng;

– Hoạt động tư vấn đầu tư;

– Hoạt động tư vấn và môi giới thế chấp.

Nhóm này cũng gồm: Các dịch vụ ủy thác, giám sát trên cơ sở phí và hợp đồng.

Loại trừ:

– Các hoạt động của đại lý bảo hiểm và môi giới được phân vào nhóm 66220 (Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm);

– Quản lý quỹ được phân vào nhóm 66300 (Hoạt động quản lý quỹ).

662: Hoạt động hỗ trợ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội

Nhóm này gồm: Hoạt động của các đại lý (như môi giới) trong việc bán hợp đồng bảo hiểm và tiền đóng góp hàng năm hoặc cung cấp những lợi ích khác cho người lao động và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, bảo hiểm xã hội như điều chỉnh bồi thường thiệt hại và quản lý người bán bảo hiểm.

6621 – 66210: Đánh giá rủi ro và thiệt hại

Nhóm này gồm: Việc cung cấp các dịch vụ quản lý bảo hiểm, như việc định giá và thanh toán bồi thường bảo hiểm như:

– Định giá bồi thường bảo hiểm: điều chỉnh bồi thường; định giá rủi ro; đánh giá rủi ro và thiệt hại; điều chỉnh mức trung bình và mất mát;

– Thanh toán bồi thường bảo hiểm.

Loại trừ:

– Đánh giá bất động sản được phân vào nhóm 6820 (Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản; đấu giá quyền sử dụng đất);

– Đánh giá cho những mục đích khác được phân vào nhóm 7490 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu);

– Hoạt động điều tra được phân vào nhóm 80300 (Dịch vụ điều tra).

6622 – 66220: Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm

Nhóm này gồm: Hoạt động của các đại lý và môi giới (trung gian bảo hiểm) bảo hiểm trong việc bán, thương lượng hoặc tư vấn về chính sách bảo hiểm.

6629 – 66290: Hoạt động hỗ trợ khác cho bảo hiểm và bảo hiểm xã hội

Nhóm này gồm: Các hoạt động có liên quan hoặc liên quan chặt chẽ đến bảo hiểm và trợ cấp hưu trí (trừ trung gian tài chính, điều chỉnh bồi thường và hoạt động của các đại lý bảo hiểm): quản lý cứu hộ; dịch vụ thống kê bảo hiểm.

Loại trừ: Hoạt động cứu hộ trên biển được phân vào nhóm 5222 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy nội địa).

663 – 6630 – 66300: Hoạt động quản lý quỹ

Nhóm này gồm: Hoạt động quản lý danh mục và quỹ trên cơ sở phí và hợp đồng cho cá nhân, doanh nghiệp hoặc loại khác như: quản lý quỹ hưu trí, quản lý quỹ tương hỗ, quản lý quỹ đầu tư khác.

O: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, AN NINH QUỐC PHÒNG; BẢO ĐẢM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Ngành này gồm: Các hoạt động quản lý nhà nước: Bao gồm xây dựng và ban hành luật, nghị định, các văn bản dưới luật cũng như giám sát việc thi hành luật, an ninh quốc phòng, cư trú, ngoại giao và quản lý các chương trình của Chính phủ.

Ngành này cũng gồm:

– Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc;

– Đơn vị pháp nhân hoặc thể chế, bản thân nó chưa hẳn là yếu tố xác định cho một hoạt động có thuộc ngành này hay không, có những hoạt động thuộc cùng một lĩnh vực nhưng xét về bản chất thì không xếp ở ngành này, hoạt động đó được phân loại ở nơi khác trong ISIC. Ví dụ quản lý hệ thống trường học (các quy định, kiểm tra, chương trình giảng dạy) thuộc ngành này, nhưng bản thân việc dạy học không thuộc ngành này mà được xếp ở ngành P (Giáo dục và đào tạo), các cơ sở y tế (nhà tù hoặc bệnh viện quân đội được xếp vào ngành Q (Y tế). Một số hoạt động được mô tả trong ngành này có thể thuộc tổ chức phi chính phủ.

84: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, AN NINH QUỐC PHÒNG, ĐỐI NGOẠI; BẢO ĐẢM XÃ HỘI BẮT BUỘC

841: Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị – xã hội, quản lý nhà nước và quản lý chính sách kinh tế, xã hội

8411: Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị – xã hội, hoạt động quản lý nhà nước nói chung và kinh tế tổng hợp
84111: Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị – xã hội

Nhóm này gồm:

– Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm xây dựng các đường lối chính sách về phát triển kinh tế – xã hội của đất nước để làm phương hướng cho Chính phủ đề ra các bước thực hiện cụ thể về phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, với phạm vi hoạt động bao gồm các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam chuyên trách ở Trung ương, ngành, địa phương và cơ sở;

– Hoạt động của các tổ chức thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ Việt Nam và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm vận động các thành viên trong tổ chức của mình thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ trong từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Cụ thể như:

+ Hoạt động của các tổ chức thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; phạm vi hoạt động bao gồm hoạt động của các tổ chức Công đoàn chuyên trách Trung ương, các địa phương, các ngành và cơ sở thuộc các Doanh nghiệp Nhà nước và các đơn vị sản xuất khác với nguồn vốn cho hoạt động chủ yếu từ ngân sách Nhà nước,

+ Hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam: Phạm vi hoạt động bao gồm các hoạt động của các tổ chức Đoàn chuyên trách ở Trung ương, các ngành, các địa phương và cơ sở với nguồn vốn hoạt động chủ yếu từ ngân sách Nhà nước,

+ Hoạt động của các tổ chức thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Phạm vi hoạt động bao gồm các hoạt động chuyên trách Hội Phụ nữ ở Trung ương, các ngành, các địa phương và cơ sở với nguồn vốn hoạt động chủ yếu từ ngân sách Nhà nước,

+ Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: phạm vi hoạt động bao gồm hoạt động chuyên trách của Mặt trận Tổ quốc ở Trung ương và địa phương với nguồn vốn cho hoạt động chủ yếu từ ngân sách Nhà nước,

+ Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,….

Loại trừ:

– Các hoạt động sản xuất (có tính thị trường và không có tính chất thị trường) do các tổ chức Đảng tiến hành. Các hoạt động sản xuất này sẽ được phân vào các nhóm thích hợp trong hệ thống ngành kinh tế. Cụ thể:

+ Các hoạt động xuất bản báo chí do các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện được phân vào nhóm 5813 (Xuất bản báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ),

+ Các hoạt động về giáo dục, đào tạo do các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện được phân vào các nhóm tương ứng trong ngành P (Giáo dục và đào tạo),

+ Các hoạt động nghiên cứu và triển khai do các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện được phân vào nhóm 722 (Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn);

– Các hoạt động sản xuất ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ (có tính chất thị trường và phi thị trường) do các đơn vị thuộc tổ chức chính trị – xã hội thực hiện (nhu xuất bản báo chí, giáo dục, đào tạo…). Các hoạt động này sẽ được phân vào các nhóm tương ứng của hệ thống ngành kinh tế .

84112: Hoạt động quản lý nhà nước nói chung và kinh tế tổng hợp

Nhóm này gồm: Quản lý các hoạt động chung (hành pháp, lập pháp, tư pháp, quản lý tài chính ở tất cả các cấp độ của Chính phủ) và giám sát hoạt động kinh tế – xã hội.

Nhóm này gồm:

– Quản lý lập pháp và hành pháp ở Trung ương, vùng và tỉnh;

– Quản lý và giám sát các vấn đề tài chính:

+ Quản lý hoạt động của hệ thống thuế,

+ Thu thuế về hàng hóa và giám sát các biểu hiện gian lận về thuế,

+ Quản lý hải quan;

– Cấp ngân quỹ và quản lý quỹ và nợ công:

+ Huy động, nhận tiền và quản lý việc chi tiêu chúng;

– Quản lý toàn bộ (dân sự) chính sách nghiên cứu, phát triển (R&D) và liên kết chúng;

– Quản lý và tổ chức toàn bộ kế hoạch kinh tế – xã hội và dịch vụ thống kê ở nhiều cấp độ của Chính phủ.

– Quản lý nhà nước về tôn giáo.

Loại trừ:

– Hoạt động của các tòa nhà thuộc sở hữu hoặc có liên quan đến chính phủ được phân vào nhóm 6810 (Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê);

– Quản lý các chính sách nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm tăng đời sống cá nhân và các quỹ liên quan được phân vào nhóm 84120 (Hoạt động quản lý nhà nước của các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa và các dịch vụ xã hội khác (trừ bảo đảm xã hội bắt buộc));

– Quản lý các chính sách nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm cải thiện bộ mặt và sức cạnh tranh của nền kinh tế được phân vào nhóm 84130 (Hoạt động quản lý nhà nước của các lĩnh vực kinh tế chuyên ngành);

– Quản lý các chính sách nghiên cứu và phát triển (R&D) liên quan đến quốc phòng và các quỹ liên quan được phân vào nhóm 84220 (Hoạt động quốc phòng).

8412 – 84120: Hoạt động quản lý nhà nước trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa và các dịch vụ xã hội khác (trừ bảo đảm xã hội bắt buộc)

Nhóm này gồm:

– Quản lý công về các chương trình nhằm cải thiện đời sống cá nhân như: Sức khỏe, giáo dục, văn hóa, thể thao, giải trí, môi trường, nhà ở và dịch vụ xã hội;

– Quản lý các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) và các quỹ liên quan về các vấn đề trên.

Nhóm này cũng gồm:

– Việc tài trợ cho các hoạt động giải trí và văn hóa;

– Phân phối trợ cấp cho các nghệ sĩ;

– Quản lý chương trình cung cấp nước sạch;

– Quản lý việc thu gom rác thải và xử lý rác thải;

– Quản lý các chương trình bảo vệ môi trường;

– Quản lý các chương trình nhà ở.

Loại trừ:

– Xử lý nước thải, rác thải và tái chế được phân vào ngành 37 (Thoát nước và xử lý nước thải), 38 (Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu), 39 (Xử lý ô nhiễm và dịch vụ quản lý chất thải khác);

– Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc được phân vào nhóm 84300 (Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc);

– Hoạt động giáo dục được phân vào ngành 85 (Giáo dục và đào tạo);

– Hoạt động liên quan đến y tế được phân vào ngành 86 (Hoạt động y tế);

– Hoạt động thư viện và di tích được phân vào nhóm 91010 (Hoạt động thư viện và lưu trữ);

– Hoạt động của các bảo tàng và các khu văn hóa khác được phân vào nhóm 91020 (Hoạt động bảo tồn, bảo tàng);

– Hoạt động thể thao và giải trí khác được phân vào ngành 93 (Hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí).

8413 – 84130: Hoạt động quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế chuyên ngành

Nhóm này gồm:

– Quản lý và quy định, bao gồm cả trợ cấp, cho các khu vực kinh tế khác nhau:

+ Nông nghiệp,

+ Sử dụng đất,

+ Nguồn năng lượng và khoáng chất,

+ Giao thông,

+ Liên lạc,

+ Khách sạn và du lịch,

+ Bán buôn và bán lẻ;

– Quản lý các chính sách nghiên cứu và phát triển (R&D) và các quỹ liên quan để cải thiện đời sống kinh tế;

– Quản lý giao dịch lao động thông thường;

– Thi hành chính sách đo lường phát triển vùng, như giảm thất nghiệp.

Loại trừ: Các hoạt động nghiên cứu và phát triển thực nghiệm được phân vào ngành 72 (Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ).

842: Hoạt động phục vụ chung cho toàn đất nước

Nhóm này gồm: Hoạt động đối ngoại, quốc phòng và an ninh công cộng.

8421 – 84210: Hoạt động đối ngoại

Nhóm này gồm:

– Quản lý và điều hành hoạt động an ninh ngoại giao, đại sứ quán và lãnh sự quán đặt tại nước ngoài hoặc văn phòng của các tổ chức quốc tế của quốc gia đặt tại nước ngoài;

– Quản lý, điều hành và hỗ trợ thông tin, văn hóa ngoài phạm vi quốc gia;

– Trợ giúp nước ngoài, dù có qua tổ chức quốc tế hay không;

– Cung cấp trợ giúp về quân sự cho nước ngoài;

– Quản lý ngoại thương, tài chính và kỹ thuật quốc tế.

Loại trừ: Trợ giúp về thảm họa quốc tế hoặc tị nạn được phân vào nhóm 88900 (Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung khác).

8422 – 84220: Hoạt động quốc phòng

Nhóm này gồm:

– Quản lý, điều hành hoạt động quốc phòng về vùng đất, vùng biển, vùng trời như:

+ Lực lượng quân đội, hải quân, không quân,

+ Kỹ thuật, giao thông, liên lạc, do thám, hậu cần và các đơn vị phục vụ quốc phòng khác,

+ Các lực lượng dự bị và hỗ trợ cho quốc phòng,

+ Hậu cần (cung cấp trang thiết bị, quân nhu),

+ Hoạt động y tế cho quân nhân trên chiến trường;

– Quản lý, điều hành và hỗ trợ lực lượng quốc phòng;

– Hỗ trợ việc lập kế hoạch tác chiến và tiến hành diễn tập quân sự và an ninh nhân dân;

– Quản lý các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) liên quan đến quốc phòng và các quỹ liên quan.

Loại trừ:

– Hoạt động nghiên cứu và phát triển thực nghiệm được phân vào ngành 72 (Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ);

– Cung cấp trợ giúp quân sự cho nước ngoài được phân vào nhóm 84220 (Hoạt động quốc phòng);

– Hoạt động của tòa án quân sự được phân vào nhóm 84230 (Hoạt động an ninh, trật tự an toàn xã hội);

– Cung cấp vật tư cho trường hợp bị thiên tai sự cố bất thường được phân vào nhóm 84230 (Hoạt động an ninh, trật tự an toàn xã hội);

– Hoạt động giáo dục trong các trường quân sự được phân vào nhóm 854 (Giáo dục đại học);

– Hoạt động của bệnh viện quân đội được phân vào nhóm 861 (Hoạt động của các bệnh viện, trạm y tế).

8423 – 84230: Hoạt động an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Nhóm này gồm:

– Quản lý và điều hành lực lượng công an chính quy và hỗ trợ do chính quyền nhà nước hỗ trợ, ở các cảng, biên giới và lực lượng công an đặc biệt khác, bao gồm cảnh sát giao thông, đăng ký hộ tịch hộ khẩu, duy trì các bản theo dõi phạm nhân;

– Phòng chống hỏa hoạn;

– Quản lý và điều hành các đơn vị phòng chống hỏa hoạn chính quy và bổ trợ, giải cứu người và động vật, giúp đỡ nạn nhân thảm họa, lũ lụt, tai nạn giao thông…;

– Thực hành quyền công tố, kiểm soát việc giải quyết các vụ án hình sự, kiểm soát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật.

– Quản lý và điều hành về mặt hành chính các tòa án dân sự và hình sự, tòa án quân sự và hệ thống tòa án, bao gồm đại diện pháp luật và tư vấn thay mặt chính phủ;

– Thi hành phán quyết và phiên dịch luật;

– Xét xử dân sự;

– Điều hành nhà tù và cung cấp dịch vụ phục hồi nhân phẩm không phụ thuộc vào việc quản lý và điều hành thuộc chính phủ hoặc tư nhân trên cơ sở hợp đồng;

– Cung cấp việc hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp có thảm họa.

Loại trừ:

– Phòng chống cháy rừng được phân vào nhóm 02400 (Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp);

– Cứu hỏa cháy dầu và xăng được phân vào nhóm 09100 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên);

– Dịch vụ phòng cháy, chữa cháy ở sân bay bởi các tổ chức không chuyên được phân vào nhóm 52239 (Hoạt động hỗ trợ trực tiếp khác cho vận tải hàng không);

– Tư vấn và đại diện dân sự, hình sự và các trường hợp khác được phân vào nhóm 69101 (Hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật);

– Hoạt động của thư viện cảnh sát được phân vào nhóm 721 (Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật);

– Quản lý và điều hành lực lượng quân đội được phân vào nhóm 84220 (Hoạt động quốc phòng);

– Hoạt động của các trường học trong nhà tù được phân vào ngành 85 (Giáo dục và đào tạo);

– Hoạt động của các bệnh viện trong nhà tù được phân vào nhóm 861 (Hoạt động của bệnh viện, trạm y tế).

843 – 8430 – 84300: Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc

Nhóm này gồm:

– Tài trợ và điều hành các chương trình bảo đảm xã hội của chính phủ:

+ Bảo hiểm ốm đau, thai sản, tai nạn nghề nghiệp và thất nghiệp,

+ Quản lý quỹ hưu trí,

+ Các chương trình bù đắp phần thiếu hụt thu nhập mất sức tạm thời, góa bụa, tử tuất,…

Loại trừ:

– Bảo đảm xã hội không bắt buộc được phân vào nhóm 65300 (Bảo hiểm xã hội);

– Cung cấp dịch vụ phúc lợi xã hội (không kèm nhà ở được phân vào nhóm 8810 (Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung đối với người có công, thương bệnh binh, người già và người khuyết tật), 88900 (Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung khác).

S. HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KHÁC

94: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP HỘI, TỔ CHỨC KHÁC

Ngành này gồm: Hoạt động của các tổ chức đại diện cho quyền lợi của những nhóm cụ thể hoặc đề xuất ý tưởng ra công chúng. Những tổ chức này thường xuyên có một nhóm thành viên, nhưng hoạt động của họ có thể liên quan hoặc đem lại lợi ích cả cho những người không phải là thành viên. Điều cơ bản trong phần này là xác định được mục đích mà các hiệp hội này hoạt động, xác định được lợi ích của người chủ, những cá nhân làm việc độc lập và hội đồng khoa học (nhóm 941 (Hoạt động của các hiệp hội kinh doanh, nghiệp chủ và nghề nghiệp)), lợi ích của người lao động (nhóm 942 (Hoạt động của công đoàn)) hoặc hoạt động của tôn giáo, chính trị, văn hóa, giáo dục (nhóm 949 (Hoạt động của các tổ chức khác)).

941: Hoạt động của các hiệp hội kinh doanh, nghiệp chủ và nghề nghiệp

Nhóm này gồm: Hoạt động của các tổ chức thúc đẩy lợi ích cho các thành viên của hiệp hội kinh doanh và nghề nghiệp. Trong trường hợp tổ chức thành viên chuyên nghiệp, nó cũng bao gồm hoạt động thúc đẩy lợi ích chuyên nghiệp của thành viên.

9411 – 94110: Hoạt động của các hiệp hội kinh doanh và nghiệp chủ

Nhóm này gồm:

– Hoạt động của các tổ chức mà lợi ích của các thành viên tập trung vào việc phát triển và sự thịnh vượng của doanh nghiệp trong một lĩnh vực kinh doanh hoặc thương mại cụ thể, bao gồm làm trang trại hoặc vùng địa lý cụ thể trong một vùng phát triển kinh tế và khí hậu hoặc chính trị mà không phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh;

– Hoạt động của các liên đoàn của các doanh nghiệp đó;

– Hoạt động của phòng thương mại, phường hội và tổ chức tương tự;

– Phổ biến thông tin, đại diện trước cơ quan nhà nước, quan hệ quần chúng và đàm phán lao động.

Loại trừ: Hoạt động của tổ chức công đoàn được phân vào nhóm 9420 (Hoạt động của công đoàn).

9412 – 94120: Hoạt động của các hội nghề nghiệp

Nhóm này gồm:

– Hoạt động của các tổ chức mà lợi ích của các thành viên tập trung vào một lĩnh vực nhất định như tổ chức y tế, pháp lý, kế toán, kỹ thuật, kiến trúc…;

– Hoạt động của các hội chuyên gia tham gia vào khoa học, học thuyết hoặc văn hóa, như hội viết văn, họa sỹ, tạo hình, nhà báo…;

– Phổ biến thông tin, thiết lập và giám sát chuẩn thực hành, đại diện trước cơ quan nhà nước và đàm phán lao động;

Nhóm này cũng gồm: Hoạt động của hội đoàn cho người có học vấn.

Loại trừ: Hoạt động giáo dục của các tổ chức này được phân vào ngành 85 (Giáo dục và đào tạo).

942 – 9420 – 94200: Hoạt động của công đoàn

Nhóm này gồm: Hoạt động của các tổ chức nghiệp đoàn (nếu luật pháp cho phép thành lập) nhằm bảo đảm quyền lợi của đoàn viên (tiền lương, giờ lao động…) là người lao động trong các nghiệp đoàn mà họ tham gia sản xuất ngoài hệ thống thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Nguồn kinh phí cho những người tham gia điều hành các tổ chức nghiệp đoàn này là từ đóng góp của đoàn viên trong các tổ chức nghiệp đoàn đó.

Loại trừ: Hoạt động của các tổ chức công đoàn chuyên trách có nguồn vốn hoạt động chủ yếu từ ngân sách Nhà nước được phân vào mã 84111 (Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị – xã hội).

949: Hoạt động của các tổ chức khác

Nhóm này gồm: Hoạt động của các tổ chức (loại trừ tổ chức kinh doanh và nghiệp chủ, tổ chức nghề nghiệp, công đoàn) hoạt động vì lợi ích của các thành viên.

9491 – 94910: Hoạt động của các tổ chức tôn giáo

Nhóm này gồm

– Hoạt động của các tổ chức tôn giáo (Thiên chúa giáo, Phật giáo…) cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người theo đạo trong nhà thờ, đền, chùa, giáo đường hoặc các nơi khác;

– Hoạt động của các tổ chức cung cấp cho các nhà tu;

– Hoạt động ẩn dật tu hành.

Nhóm này cũng gồm: Dịch vụ lễ tang tôn giáo.

Loại trừ:

– Giáo dục của các tổ chức trên được phân vào ngành 85 (Giáo dục và đào tạo);

– Hoạt động của các tổ chức y tế này được phân vào ngành 86 (Hoạt động y tế);

– Hoạt động lao động xã hội bởi các tổ chức này được phân vào ngành 87 (Hoạt động chăm sóc, điều dưỡng tập trung), 88 (Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung).

9499 – 94990: Hoạt động của các tổ chức khác chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm: Hoạt động của các hội đặc thù theo sở thích của hội viên mà các hội viên đó tự nguyện tổ chức thành lập với nguồn kinh phí cho hoạt động của hội do mọi hội viên đóng góp: hội cổ động bóng đá, hội cây cảnh, hội nuôi chim…

95: SỬA CHỮA MÁY VI TÍNH, ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Ngành này gồm: Hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng máy tính để bàn, máy tính xách tay, thiết bị ngoại vi như ổ đĩa, máy in… Nhóm này cũng bao gồm hoạt động sửa chữa thiết bị liên lạc như máy fax, hàng điện tử tiêu dùng như radio, casette, thiết bị/dụng cụ điện gia đình, giày dép, hàng da và giả da, giường, tủ, bàn, ghế và đồ dùng nội thất tương tự, quần áo và trang phục khác, hàng thể thao, nhạc cụ, đồ dùng cá nhân và gia đình khác.

Loại trừ: Hoạt động sửa chữa máy móc, thiết bị y tế và thiết bị chẩn đoán bệnh có màn hình hiển thị, thiết bị đo lường và xét nghiệm, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị ra đa hoặc định vị vật dưới nước bằng âm hoặc siêu âm được phân vào nhóm 33130 (Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học).

951: Sửa chữa máy vi tính và thiết bị liên lạc

Nhóm này gồm: Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy vi tính, thiết bị ngoại vi và thiết bị liên lạc.

9511 – 95110: Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi

Nhóm này gồm:

– Dịch vụ sửa chữa thiết bị điện tử như: Máy vi tính, thiết bị ngoại vi;

– Máy vi tính để bàn, máy tính xách tay;

– Ổ đĩa từ, các thiết bị lưu giữ khác;

– Ổ đĩa quang (CD-RW, CD-ROM, DVD-ROM, DVD-RW);

– Máy in;

– Bộ vi xử lý;

– Bàn phím;

– Chuột máy tính, cần điều khiển, bi xoay;

– Modem trong và modem ngoài;

– Thiết bị đầu cuối máy tính chuyên dụng;

– Máy chủ;

– Máy quét, kể cả máy quét mã vạch;

– Đầu đọc thẻ smart;

– Máy chiếu.

Nhóm này cũng gồm:

– Hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng:

+ Bộ xuất/nhập như máy đọc tự động; bộ tích điểm bán hàng, không chạy bằng cơ,

+ Máy tính cầm tay.

Loại trừ: Sửa chữa và bảo dưỡng modem thiết bị truyền dẫn được phân vào nhóm 95120 (Sửa chữa thiết bị liên lạc).

9512 – 95120: Sửa chữa thiết bị liên lạc

Nhóm này gồm: Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị liên lạc như:

– Điện thoại cố định;

– Điện thoại di động;

– Modem thiết bị truyền dẫn;

– Máy fax;

– Thiết bị truyền thông tin liên lạc;

– Radio hai chiều;

– Ti vi thương mại và máy quay video.

952: Sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình

Nhóm này gồm: Dịch vụ sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình.

9521 – 95210: Sửa chữa thiết bị nghe nhìn điện tử gia dụng

Nhóm này gồm: Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị nghe nhìn điện tử gia dụng:

– Ti vi, radio, casette;

– Đầu máy video;

– Đầu đĩa CD;

– Máy quay video loại gia đình.

– Sửa chữa dàn âm ly, dàn âm thanh các loại.

9522 – 95220: Sửa chữa thiết bị, đồ dùng gia đình

Nhóm này gồm: Dịch vụ sửa chữa thiết bị, đồ dùng gia đình:

– Tủ lạnh, lò nấu, lò nướng, máy giặt, máy vắt, máy sấy quần áo, điều hòa nhiệt độ…

– Thiết bị làm vườn, máy cắt tỉa…

Loại trừ:

– Sửa chữa công cụ điện cầm tay được phân vào nhóm 33120 (Sửa chữa máy móc, thiết bị);

– Sửa chữa hệ thống điều hoà trung tâm được phân vào nhóm 43222 (Lắp đặt hệ thống sưởi và điều hòa không khí).

9523 – 95230: Sửa chữa giày, dép, hàng da và giả da

Nhóm này gồm: Sửa chữa giày, dép các loại, va li và đồ da tương tự.

9524 – 95240: Sửa chữa giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự

Nhóm này gồm: Sửa chữa, làm mới, đánh bóng giường, tủ, bàn, ghế, kể cả đồ dùng văn phòng.

9529 – 95290: Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình khác chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm:

– Sửa chữa xe đạp;

– Sửa chữa quần áo;

– Sửa chữa đồ trang sức;

– Sửa chữa đồng hồ, dây, hộp đồng hồ…;

– Sửa chữa dụng cụ thể dục, thể thao (trừ súng thể thao);

– Sửa chữa nhạc cụ, sách, đồ dùng cá nhân và gia đình khác.

Loại trừ:

– Chạm khắc công nghiệp lên kim loại được phân vào nhóm 25920 (Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại);

– Sửa chữa công cụ điện cầm tay được phân vào nhóm 33120 (Sửa chữa máy móc, thiết bị);

– Sửa chữa súng thể thao và giải trí được phân vào nhóm 33120 (Sửa chữa máy móc, thiết bị);

– Sửa chữa đồng hồ thời gian, thiết bị đóng dấu thời gian, đóng dấu ngày, khóa và các thiết bị có ghi thời gian được phân vào nhóm 33130 (Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học).

96: HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ PHỤC VỤ CÁ NHÂN KHÁC

961 – 9610 – 96100: Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao)

Nhóm này gồm: Dịch vụ tắm hơi, massage, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phẫu thuật (đánh mỡ bụng, làm thon thả thân hình…)

962 – 9620 – 96200: Giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú

Nhóm này gồm:

– Giặt khô, giặt ướt, là… các loại quần áo (kể cả loại bằng da lông) và hàng dệt, được giặt bằng tay, bằng máy giặt;

– Nhận và trả đồ giặt cho khách hàng;

– Giặt chăn, ga, gối đệm, màn, rèm cho khách hàng, kể cả dịch vụ nhận, trả tại địa chỉ do khách yêu cầu.

Nhóm này cũng gồm: Sửa chữa hoặc thực hiện các thay thế đơn giản (ví dụ đính lại khuy, thay fecmotuy…) quần áo và hàng dệt khác khi giặt là cho khách hàng.

Loại trừ:

– Cho thuê quần áo, trừ quần áo bảo hộ, kể cả khi giặt các quần áo này gắn liền với cho thuê được phân vào nhóm 7730 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển);

– Sửa chữa quần áo như là một hoạt động độc lập, tách riêng được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình chưa được phân vào đâu).

963: Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác chưa được phân vào đâu

9631 – 96310: Cắt tóc, làm đầu, gội đầu

Nhóm này gồm:

– Cắt tóc, gội đầu, uốn, sấy, nhuộm tóc, duỗi thẳng, ép tóc và các dịch vụ làm tóc khác phục vụ cả nam và nữ;

– Cắt, tỉa và cạo râu;

– Massage mặt, làm móng chân, móng tay, trang điểm…

Loại trừ: Làm tóc giả được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).

9632 – 96320: Hoạt động dịch vụ phục vụ tang lễ

Nhóm này gồm

– Dịch vụ địa táng, hoả táng, điện táng các dịch vụ có liên quan khác;

– Bảo quản thi hài, khâm liệm và các dịch vụ chuẩn bị cho địa táng, hỏa táng, điện táng;

– Dịch vụ nhà tang lễ;

– Bán đất xây mộ hoặc cho thuê đất đào mộ;

– Trông coi nghĩa trang.

Loại trừ: Hoạt động dịch vụ tang lễ mang tính chất tín ngưỡng, tôn giáo được phân vào nhóm 94910 (Hoạt động của các tổ chức tôn giáo).

9633 – 96330: Hoạt động dịch vụ phục vụ hôn lễ

Nhóm này gồm: Hoạt động mang tính xã hội như môi giới hôn nhân, tổ chức và phục vụ đám cưới, đám hỏi…

9639 – 96390: Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác còn lại chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm:

– Dịch vụ đánh giày, khuân vác, giúp việc gia đình;

– Dịch vụ chăm sóc, huấn luyện động vật cảnh;

– Các hoạt động nhượng quyền sử dụng máy hoạt động bằng đồng xu như: Máy cân, máy kiểm tra huyết áp…

Loại trừ:

– Hoạt động thú y được phân vào nhóm 75000 (Hoạt động thú y);

– Hoạt động của các trung tâm thể dục, thể hình được phân vào nhóm 93110 (Hoạt động của các cơ sở thể thao).

T: HOẠT ĐỘNG LÀM THUÊ CÁC CÔNG VIỆC TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH, SẢN XUẤT SẢN PHẨM VẬT CHẤT VÀ DỊCH VỤ TỰ TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH

97: HOẠT ĐỘNG LÀM THUÊ CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH

970 – 9700 – 97000: Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ gia đình

Nhóm này gồm:

– Hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình như trông trẻ, nấu ăn, quản gia, làm vườn, gác cổng, giặt là, chăm sóc người già, lái xe, trông nom nhà cửa, gia sư, người giám hộ, thư ký…;

– Việc làm thuê trong các hộ gia đình định rõ bởi người đi thuê trong việc tổng điều tra hoặc nghiên cứu công việc, kể cả người đi thuê là người độc thân. Giá trị sản phẩm được tạo ra trong hoạt động này được tính là làm thuê trong các hộ gia đình.

Loại trừ: Cung cấp dịch vụ như nấu ăn, làm vườn… do các nhà cung cấp độc lập (công ty hoặc tư nhân) được phân vào loại dịch vụ tương ứng.

98: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM VẬT CHẤT VÀ DỊCH VỤ TỰ TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH

Ngành này gồm:

– Sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng trong các hộ gia đình;

– Các hộ gia đình được phân loại ở đây khi nó có thể xác định được hoạt động chính cho hoạt động tự tiêu dùng của hộ gia đình. Nếu hộ gia đình tham gia vào hoạt động thị trường (sản xuất ra hàng hóa để bán) thì nó có được phân loại vào ngành hoạt động thị trường chủ yếu trong Hệ thống ngành kinh tế quốc dân.

981 – 9810 – 98100: Hoạt động sản xuất các sản phẩm vật chất tự tiêu dùng của hộ gia đình

Nhóm này gồm: Hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất tự tiêu dùng của hộ gia đình. Những hoạt động này bao gồm trồng trọt, chăn nuôi (những hoạt động này chưa thể hiện trong điều tra của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản), sản xuất đồ dùng trong gia đình như: Rổ rá, nong nia, quần áo, mũ, nón và các sản phẩm vật chất tự tiêu dùng khác. Nếu hộ gia đình cũng tham gia vào việc sản xuất sản phẩm để bán ra thị trường thì hộ gia đình được phân loại vào ngành sản xuất hàng hóa tương ứng trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Nếu hộ gia đình chủ yếu tham gia vào sản xuất hàng hóa tự tiêu dùng (những hoạt động này chưa thể hiện trong điều tra của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng…), thì hộ gia đình được phân loại vào hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất tự tiêu dùng trong các hộ gia đình.

982 – 9820 – 98200: Hoạt động sản xuất các sản phẩm dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

Nhóm này gồm: Hoạt động sản xuất dịch vụ tự tiêu dùng của các hộ gia đình kể cả việc nấu ăn, giảng dạy, chăm sóc thành viên trong gia đình hoặc các dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác phục vụ cho bản thân gia đình. Nếu các hộ gia đình tham gia vào việc sản xuất sản phẩm dịch vụ bán ra thị trường thì các hộ được phân loại vào ngành sản xuất tương ứng trong Hệ thống ngành Kinh tế Việt Nam, nếu các hộ chủ yếu tham gia vào sản xuất dịch vụ tự tiêu dùng thì các hộ được phân loại vào hoạt động sản xuất dịch vụ tự tiêu dùng trong hộ gia đình ở nhóm này.

U: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CƠ QUAN QUỐC TẾ

99: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CƠ QUAN QUỐC TẾ

990 – 9900 – 99000: Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

Nhóm này gồm: Hoạt động của các tổ chức quốc tế như Liên Hợp quốc và các cơ quan chuyên trách của nó, các hội đồng thuộc khu vực như Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Hệ thống tiêu dùng thế giới, Tổ chức Phát triển và hợp tác kinh tế, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, Cộng đồng châu Âu, Hiệp hội tự do thương mại châu Âu…

Loại trừ: Hoạt động của phái đoàn ngoại giao và tòa đại sứ của các nước khác.

Xem thêm:

Write a comment:

You must be logged in to post a comment.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886