Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN), Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế quan trọng về vị trí, đất đai, hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là phát triển các ngành kinh tế biển như: công nghiệp dầu khí, sản xuất điện, đạm, cảng biển, du lịch, khai thác và chế biến hải sản… Nếu bạn đang có ý định thành lập doanh nghiệp tại Vũng Tàu mà chưa biết bắt đầu từ đâu thì có thể tham khảo những thông tin gợi ý của Luật NTV bên dưới đây.
Nội dung chính
Cần biết khi thành lập doanh nghiệp ở Vũng Tàu
1. Loại hình doanh nghiệp là gì?
Hiện tại Việt Nam có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất là công ty TNHH một viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần. Tùy vào mục đích, loại hình và quy mô kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn cho mình một loại hình doanh nghiệp thích hợp. Tham khảo bài viết so sánh các loại hình kinh doanh.
Xem thêm: So sánh các loại hình doanh nghiệp
2. Đặt tên doanh nghiệp là gì?
Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng. Không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
3. Vốn điều lệ là bao nhiêu?
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty. Không có quy định số vốn tối thiểu (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định) hoặc tối đa.
4. Đại diện pháp luật của doanh nghiệp là ai?
Là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác.
Chức danh người đại diện là Giám Đốc/ Phó Giám Đốc (Tổng giám đốc/ Phó tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên/ quản trị.
Một công ty có thể có nhiều người cùng làm đại diện pháp luật; Một cá nhân thì có thể làm đại diện pháp luật cho nhiều công ty.
Xem thêm: Quy định về đại diện pháp luật
5. Đặt trụ sở chính của doanh nghiệp ở đâu?
Địa điểm đặt trụ sở cần xem xét không chỉ ở khía cạnh doanh nghiệp, mà còn phải xem xét ngành kinh doanh của bạn, theo Luật có được phép đặt trụ sở chính công ty ở khu vực đó hay không..
6. Ngành nghề kinh doanh là gì?
Bạn nên chuẩn bị kỹ tất cả những ngành nghề kinh doanh dự định hoạt động. Và những ngành nghề liên quan và trong tương lai không xa có thể hoạt động.
Ở Vũng Tàu có thể tham khảo các ngành nghề phổ biến như: kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ thuê xe, các hoạt động giải trí trên biển…
7. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Vũng Tàu cần những gì?
Hồ sơ chung khi đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với các loại hình doanh nghiệp:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với công dân Việt Nam;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty toàn quốc – trọn gói
Các bước thành lập doanh nghiệp tại Vũng Tàu
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết để lập hồ sơ tại Vũng Tàu:
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Đây là bước rất quan trọng có tính chất quyết định đến cả hệ thống vận hành sau này của doanh nghiệp;
- Lựa chọn đặt tên công ty, đảm bảo không được trùng lặp với tên và loại hình công ty hiện có (áp dụng trên toàn quốc). Bạn có thể tham khảo tên các doanh nghiệp tại cổng “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia”;
- Chọn địa chỉ trụ sở, địa điểm đặt trụ sở cần xem xét không chỉ ở khía cạnh doanh nghiệp, mà còn phải xem xét ngành kinh doanh của bạn;
- Quyết định số vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh: hiện nay chưa có quy định về vốn điều lệ tối thiểu và tối đa. Bạn nên cân nhắc để phù hợp với mức đóng thuế môn bài của mình;
- Bạn cần chuẩn bị chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) của chủ thể doanh nghiệp hoặc các cổ đông;
- Lựa chọn chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty.
Bước 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp (theo mẫu):
Hồ sơ chung khi đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với các loại hình doanh nghiệp tại Vũng Tàu:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với công dân Việt Nam;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
Chủ thể thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT cấp tỉnh Vũng Tàu.
Thời gian giải quyết hồ sơ từ 3-5 ngày, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ.
Xem thêm: Những điều cần biết trước khi thành lập công ty
Bước 3: Làm con dấu pháp nhân tại Vũng Tàu:
- Khắc dấu tại các công ty có chức năng khắc dấu và tiến hành nộp hồ sơ Đăng ký mẫu dấu vào Sở KH&ĐT;
- Sở KH&ĐT sẽ trả cho doanh nghiệp Giấy xác nhận đã nộp Đăng ký mẫu dấu và đăng tải mẫu dấu của doanh nghiệp lên cổng thông tin.
Bước 4: Các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp tại Vũng Tàu:
Sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:
- Đăng ký kê khai thuế;
- Đăng bố cáo thành lập công ty;
- Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài;
- Làm thủ tục in hóa đơn.