Hiện nay, công tác phòng cháy chữa cháy là một công tác hết sức quan trọng nhằm hạn chế tối đa những rủi ro về cháy nổ gây ra cho người và tài sản. Vì vậy mà Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy (PCCC) cũng trở nên hết sức cần thiết và được chú trọng trong việc kinh doanh quán karaoke. Cùng NTV tìm hiểu về PCCC và những điều cần lưu ý đối với cơ sở kinh doanh Karaoke dưới đây nhé!
Nội dung chính
I. Điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở kinh doanh Karaoke
1. Đối với cơ sở cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên
Phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
+ Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
+ Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế
2. Đối với cơ sở cao dưới 3 tầng hoặc có tổng khối tích dưới 1.000 m3
Phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
+ Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác;
+ Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy;
+ Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
3. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường được bố trí trong nhà cao tầng, nhà đa năng
Phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
+ Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
+ Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
+ Phối hợp với người đứng đầu cơ sở thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
II. Yêu cầu về Thiết kế về PCCC đối với cơ sở kinh doanh Karaoke
1. Đối với Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 147/2020/TT-BCA phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Phải bảo đảm có khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy với các công trình khác theo quy định của QCVN 06:2020/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình” (sau đây viết gọn là QCVN 06:2020/BXD)
– Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình theo quy định tại QCVN 06:2020/BXD.
– Chiều cao lớn nhất cho phép của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke không vượt quá 16 tầng; không được bố trí quá tầng 16 khi cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke nằm trong nhà công năng khác theo quy chuẩn QCVN 06:2020/BXD;
Cho phép bố trí bên trong tầng hầm 1 hoặc tầng bán hầm khi tổng diện tích không lớn hơn 300 m2 và có ít nhất 02 lối thoát nạn trực tiếp ra ngoài nhà.
– Lối thoát nạn bảo đảm theo quy định của QCVN 06:2020/BXD
– Tối đa 1 m2/người trong một gian phòng, một tầng hoặc của ngôi nhà của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke.
– Tường ngăn giữa hành lang và các gian phòng phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc khó bắt cháy với giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn EI 30 đối với nhà có bậc chịu lửa I và không nhỏ hơn EI 15 đối với nhà có bậc chịu lửa II, III, IV;
– Các gian phòng có diện tích từ 50m2 trở lên và các gian phòng trong tầng hầm, tầng nửa hầm phải được sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu không cháy hoặc khó bắt cháy.
Và một số các trường hợp khác quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 147/2020/TT-BCA
2. Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 147/2020/TT-BCA.
Phải thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bảo đảm quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, k, l và điểm m khoản 2 Thông tư 147/2020/TT-BCA và các quy định của QCVN 06:2020/BXD, cụ thể như sau:
– Mỗi tầng của nhà karaoke phải có ít nhất 02 lối thoát nạn.
– Các gian phòng có diện tích lớn hơn 50 m2 phải có ít nhất 02 lối thoát nạn.
– Đối với phòng có diện tích lớn hơn 50 m2 và không nhỏ hơn 0,8 m khi có diện tích đến 50 m2, diện tích thông thủy của cửa phòng phải:
+ Chiều cao không được nhỏ hơn 1,9 m;
+ Chiều rộng không nhỏ hơn 1,2 m.
– Cửa của các phòng kinh doanh dịch vụ karaoke phải mở theo chiều thoát nạn;
– Khi diện tích kinh doanh trên một tầng lớn hơn 50 m2 và không nhỏ hơn 1 m cho trường hợp còn lại thì:
+ Chiều cao của hành lang thoát nạn phải không nhỏ hơn 2 m;
+ chiều rộng không nhỏ hơn 1,2 m
– Đối với thang bộ dùng để thoát nạn có thể là loại 1, loại 2, loại 3, buồng thang không nhiễm khói loại N1, N2, N3.
– Chiều rộng của bản thang dùng để thoát người không được nhỏ hơn 0,9 m; độ dốc (góc nghiêng) của các thang trên các đường thoát nạn không được lớn hơn 1:1 (45°); chiều rộng mặt bậc không được nhỏ hơn 25 cm, còn chiều cao bậc không được lớn hơn 22 cm;
– Thiết kế hệ thống hút khói cho các khu vực: hành lang của tầng hầm, tầng nửa hầm không có thông gió tự nhiên mà hành lang này dẫn vào các khu vực thường xuyên có người; các gian phòng kinh doanh dịch vụ karaoke, diện tích từ 50 m2 trở lên.
Và một số các trường hợp khác quy định tại Điều 6 Thông tư 147/2020/TT-BCA
III. Trách nhiệm kiểm tra an toàn về PCCC thường xuyên, định kỳ
Chủ cơ sở kinh doanh karaoke chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn về PCCC thường xuyên. Định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp. (điểm b khoản 3 Điều 16, Nghị định 136/2020/NĐ-CP).
IV. Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy
Chủ cơ sở hoặc người được giao quản lý cơ sở huy động nhanh nhất lực lượng, phương tiện thuộc phạm vi quản lý để dập tắt đám cháy và thực hiện các nội dung sau đây:
– Tập trung cứu người, cứu tải sản và ngăn chặn cháy lan.
– Tổ chức bảo vệ tài sản, hàng hóa tại khu vực cháy.
– Chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy (nếu có).
– Tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy, cung cấp thông tin liên quan cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
V. Đơn vị tiếp nhận báo cháy
Khi phát hiện cháy nổ, người phát hiện cần liên hệ đến các đơn vị tiếp nhận báo cháy sau:
– Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy;
– Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất;
– Chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy.
VI. Mức phạt đối với hành vi vi phạm về PCCC đối với cơ sở kinh doanh karaoke
Hành vi vi phạm về PCCC có thể bị phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân; 100.000.000 đồng đối với tổ chức theo quy định tại Khoản 1 Điều 4; Mục 3 Chương 2 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Liên hệ Luật sư/ Chuyên gia của NTV theo hotline: 0902 841 886 để được tư vấn chi tiết.
Tham khảo thêm: Thủ tục xin Giấy phép Phòng cháy chữa cháy 2022 / Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho quán Karaoke
Write a comment:
You must be logged in to post a comment.