Chia sẻ
quy-dinh-ve-truong-vpdd-nuoc-ngoai

Trưởng Văn phòng đại diện (VPĐD) công ty nước ngoài là người đứng đầu Văn phòng đại diện. Đây là người điều hành mọi hoạt động của Văn phòng đại diện. Thực hiện các công việc dựa trên sự ủy quyền của Thương nhân nước ngoài. Vậy Trưởng văn phòng đại diện nước ngoài cần lưu ý những vấn đề pháp lý nào?

1. Trách nhiệm của Trưởng Văn phòng đại diện nước ngoài

Người đứng đầu VPĐD phải chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và của Văn phòng đại diện trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.

Người đứng đầu VPĐD phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.

Nếu Người đứng đầu VPĐD được công ty nước ngoài ủy quyền để giao kết hợp đồng hoặc sửa đổi hợp đồng, văn bản ủy quyền phải được lập cho từng lần thực hiện giao kết.

2. Quy định pháp luật về bổ nhiệm trưởng Văn phòng đại diện nước ngoài

Trưởng VPĐD phải có đủ năng lực hành vi dân sự và là người lao động hợp pháp tại doanh nghiệp.

Ngoài ra, Trưởng VPĐD không được đồng thời đảm nhận các chức vụ dưới đây:

  • Người đại diện theo pháp luật tại doanh nghiệp nước ngoài.
  • Giám đốc chi nhánh.
  • Người đại diện theo pháp luật tại doanh nghiệp Việt Nam.
  • Người lao động bị đóng mã số thuế cá nhân hoặc làm đại diện pháp luật của công ty bị đóng mã số thuế, thì không được đảm nhận chức vụ trưởng VPĐD.
  • Trưởng VPĐD phải xin cấp giấy phép lao động trước khi hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động văn phòng đại diện mới.

3. Giấy phép lao động cho trưởng Văn phòng đại diện nước ngoài

Người đứng đầu Văn phòng đại diện được miễn cấp Giấy phép lao động. Tuy nhiên, Văn phòng cần thực hiện thủ tục xin miễn tại Sở Lao động. Thủ tục này bao gồm 2 bước:

  • Đề xuất nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tại Văn phòng đại diện.
  • Đề nghị miễn Giấy phép lao động cho Trưởng Văn phòng đại diện.

Tài liệu cần chuẩn bị bao gồm:

  • Bản sao chứng thực Giấy phép hoạt động của Văn phòng đại diện
  • Bản sao chứng thực Hộ chiếu của Người đứng đầu Văn phòng đại diện
  • Giấy khám sức khỏe trong thời hạn 6 tháng của người đứng đầu Văn phòng
  • 2 ảnh 4×6 phông trắng.

4. Xử lý khi Trưởng Văn phòng đại diện không hiện diện 

Nếu người Trưởng Văn phòng đại diện không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày, và không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; Hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự, thương nhân nước ngoài phải bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Văn phòng đại diện.

5. Các trường hợp người đứng đầu Văn phòng đại diện không được kiêm nhiệm 

  • Người đứng đầu Chi nhánh của cùng một thương nhân nước ngoài;
  • Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài khác;
  • Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài đó hoặc thương nhân nước ngoài khác;
  • Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

Tham khảo thêm: Những lưu ý khi thành lập VPĐD nước ngoài / Dịch vụ thành lập Chi nhánh/ VPĐD nước ngoài

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886