Chia sẻ
03 lưu ý quan trọng về thủ tục thành lập chi nhánh

Mở chi nhánh công ty là lựa chọn phổ biến khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô và thị trường hoạt động. Không có sự khác nhau về điều kiện, hồ sơ hay quy trình thủ tục thành lập chi nhánh công ty hạch toán độc lập và phụ thuộc hoặc cả trường hợp thành lập chi nhánh khác tỉnh với công ty mẹ mà chỉ khác nhau ở một số thủ tục sau đăng ký kinh doanh. Mời anh chị tham khảo bài viết dưới đây.

1. Quy trình thủ tục thành lập chi nhánh toàn quốc

Bước 1: Tùy từng loại hình sẽ phải tiến hành họp để đưa ra quyết định thành lập chi nhánh.

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần: Phải tổ chức cuộc họp HĐQT để ra quyết định thành lập chi nhánh.

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty tnhh 2 thành viên: Tổ chức họp HĐTV họp và ra quyết định.

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty tnhh 1 thành viên: Chủ tịch công ty tự ra quyết định.

Thủ tục thành lập chi nhánh DNTN: Chủ doanh nghiệp tự ra quyết định.

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo về việc thành lập chi nhánh công ty do người đại diện pháp luật doanh nghiệp ký tên, đóng dấu;
  • Biên bản họp HĐTV/HĐQT về việc thành lập chi nhánh tương ứng theo từng loại hình công ty;
  • Quyết định về việc thành lập chi nhánh tương ứng theo từng loại hình công ty;
  • Quyết định về về việc bổ nhiệm những người đứng đầu chi nhánh;
  • CMND/ CCCD hoặc hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh (bản sao có chứng thực);
  • Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cá nhân khác đi nộp hồ sơ).

>>> Anh chị có thể tải toàn bộ file mẫu thành lập chi nhánh công ty tại bài viết Hồ sơ thành lập đơn vị phụ thuộc.

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT.

Có thể thực hiện bằng 02 hình thức:

  • Nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh;
  • Nộp online tại website Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nếu vẫn chưa rõ về thủ tục nộp hồ sơ qua mạng, anh chị có thể tham khảo bài viết: Hướng dẫn đăng ký kinh doanh chi nhánh online.

Bước 4: Cán bộ xử lý tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ.

Bước 5: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ.

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, sẽ cấp Giấy phép thành lập chi nhánh.

Lấy kết quả trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc nhận kết quả qua đường bưu điện (nếu đã đăng ký trước).

Bước 6: Thực hiện các thủ tục liên quan sau khi thành lập chi nhánh.

Chi phí mở chi nhánh công ty:

  • Lệ phí nhà nước: Đăng ký trực tiếp: 50.000 VNĐ/lần (Nếu đăng ký trực tuyến: miễn phí);
  • Phí dịch vụ: Từ 490K (áp dụng toàn quốc) – Tham khảo chi tiết tại: Bảng giá thành lập chi nhánh toàn quốc.

2. Những công việc cần thực hiện sau khi thành lập chi nhánh công ty

a. Khai báo, nộp lệ phí môn bài

Theo quy định, chi nhánh của công ty sau khi được thành lập có trách nhiệm kê khai, nộp lệ phí môn bài cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp nơi chi nhánh đặt trụ sở khi ra hoạt động kinh doanh.

Mức đóng lệ phí môn bài đối với chi nhánh là: 1.000.000 đồng/ năm.

Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Ví dụ: Chi nhánh được cấp GCN ĐKHĐKD vào ngày 07/01/2019 thì hạn chót để nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh là 31/01/2020.

Lưu ý: Hiện nay, trường hợp thành lập chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó được thành lập từ 25/02/2020 trở về sau thì sẽ được miễn lệ phí môn bài của năm 2020.

b. Khắc biển hiệu và treo biển tại trụ sở chi nhánh

Chi nhánh sau khi thành lập có nghĩa vụ treo biển hiệu tại trụ sở chi nhánh. Đây là quy định bắt buộc nhưng nhiều đơn vị thường lơ là, quên không thực hiện. Nếu chi nhánh không thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Biển hiệu chi nhánh cần có các thông tin sau: Tên chi nhánh, địa chỉ trụ sở, cơ quan chủ quản.

c. Mở tài khoản thanh toán cho chi nhánh

  • Chi nhánh độc lập: bắt buộc mở tài khoản ngân hàng để giao dịch;
  • Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: không có quy định bắt buộc nhưng để tiện cho việc kinh doanh thì nên mở tài khoản riêng cho chi nhánh.

d. Khắc dấu và đăng ký mua thiết bị chữ ký số

  • Chi nhánh độc lập: sẽ cần thiết hơn. Bởi con dấu và chữ ký số là công cụ được sử dụng để hỗ trợ cho việc giao dịch và tiến hành các nghĩa vụ liên quan mà chi nhánh hạch toán độc lập cần thực hiện trong quá trình hoạt động;
  • Chi nhánh phụ thuộc: các hoạt động sổ sách pháp lý sẽ do công ty mẹ phụ trách nên sẽ không nhất thiết cần có.

e. Thủ tục đăng ký thuế ban đầu

  • Chi nhánh khác tỉnh và chi nhánh độc lập: bắt buộc phải tiến hành khai thuế ban đầu; 
  • Chi nhánh phụ thuộc cùng tỉnh sẽ không phải làm thủ tục đăng ký thuế ban đầu.

Nhìn chung, thủ tục thành lập chi nhánh cùng tỉnh sẽ có một số thuận lợi và đơn giản hơn thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh như: 

  • Không bắt buộc khắc con dấu;
  • Không phải khai thuế ban đầu;
  • Kê khai và nộp tại cơ quan quản lý thuế của công ty mẹ;
  • Không bắt buộc có tài khoản ngân hàng.

3. Các loại thuế chi nhánh Công ty cần phải nộp

a. Lệ phí môn bài

  • Chi nhánh đăng ký theo hình thức hạch toán độc lập: Thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài tại cơ quan quản lý thuế của chi nhánh;
  • Chi nhánh đăng ký theo hình thức hạch toán phụ thuộc:
    • Nếu cùng tỉnh với trụ sở chính, thì thực hiện kê khai và nộp tại cơ quan quản lý thuế của công ty.
    • Nếu khác tỉnh với trụ sở chính, thì thực hiện kê khai và nộp tại cơ quan quản lý thuế của chi nhánh.

Chi nhánh thực hiện kê khai lệ phí môn bài một lần/ một năm. Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hằng năm.

b. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

  • Nếu chi nhánh đăng ký theo hình thức hạch toán độc lập hoặc có địa chỉ khác tỉnh với trụ sở chính của công ty mẹ thì sẽ kê khai và nộp thuế GTGT tại cơ quan quản lý thuế của chi nhánh;
  • Nếu chi nhánh đăng ký theo hình thức hạch toán phụ thuộc: chi nhánh không phát sinh doanh thu hoặc có địa chỉ cùng tỉnh với trụ sở chính thì kê khai và nộp thuế GTGT tại trụ sở chính công ty mẹ.

c. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

  • Chi nhánh hạch toán độc lập: nộp hồ sơ khai thuế TNDN phát sinh tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh;
  • Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: không cần nộp hồ sơ khai thuế TNDN mà thực hiện kê khai thuế tại trụ sở chính. Sau đó, công ty mẹ sẽ có trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế TNDN cho cả phần phát sinh tại chi nhánh.

– Quỳnh Anh (Được sự cố vấn của LS Diếp Quốc Hoàng) –

Thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc công ty là thủ tục không phức tạp tuy nhiên thông tin hồ sơ, các bước thực hiện cần đầy đủ, chính xác. Nếu cần một đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh uy tín công ty hãy tham khảo bài viết: Dịch vụ thành lập chi nhánh toàn quốc.
– Vui lòng liên hệ Tổng đài: 02838361963 Hoặc hotline: 0902841886 để được Luật sư và các cộng sự tư vấn miễn phí.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886