Kinh doanh tiệm cầm đồ là một trong những hoạt động thương mại hợp pháp và phải tuân thủ các điều kiện chặt chẽ. Dưới đây là chi tiết thủ tục kinh doanh tiệm cầm đồ để giúp cá nhân, tổ chức có thể tự mình thực hiện.
Nội dung chính
1. Điều kiện kinh doanh tiệm cầm đồ
- Cơ sở kinh danh cần được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật.
- Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an nình, trật tự. Do đó doanh nghiệp phải có đủ điều kiện về an ninh trật tự theo điều 7 và điều 9 nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
2. Thủ tục kinh doanh tiệm cầm đồ
Có hai hình thức để kinh doanh tiệm cầm đồ: thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh. Luật NTV gửi đến bạn thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
a) Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cầm đồ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ của công ty kinh doanh cầm đồ;
- Danh sách cổ đông sở hữu cổ phần hay danh sách thành viên góp vốn vào công ty;
- Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của của đại diện pháp luật;
- Quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức;
- Giấy ủy quyền.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH & ĐT, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì Sở KH & ĐT sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
b) Công bố thông tin đăng ký kinh doanh lên cổng thông tin quốc gia
Doanh nghiệp sau khi được cấp GCN ĐKKD phải thông báo công khai về đăng ký doanh nghiệp trên công thông tin quốc gia theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Nội dung bố cáo: Nội dung GCN ĐKDN, ngành nghề kinh doanh, danh sách cổ đông sáng lập,…
Lưu ý: Doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
c) Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiêp (bản sao);
- Bản khai lý lịch kèm theo phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự đối với các đối tượng theo quy định tại khoản 4 điều 19, nghị định 96/2016/NĐ-CP.
Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an.
Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc.
d) Khắc con dấu công ty khi đã có mã số thuế
Doanh nghiệp phải đặt khắc con dấu của công ty, số lượng và hình thức do doanh nghiệp quyết định, nhưng cần phải đảm bảo con dấu thể hiện được những thông tin cần thiết như tên công ty hay mã số doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói
3. Những điều doanh nghiệp cần biết ngay sau khi thành lập
a) Đăng ký mở tài khoản ngân hàng và báo số tài khoản cho Sở KH & ĐT
Đại diện pháp luật hoặc chủ công ty mang CMND; Giấy chứng nhận doanh nghiệp; Con dấu doanh nghiệp ra ngân hàng mở tài khoản. Sau đó, làm thủ tục thông báo số tài khoản ngân hàng lên cho Sở KH & ĐT.
b) Đăng ký mua chữ ký số
Doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký mua chữ ký số online để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến, online. Và yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của công ty.
c) Treo bảng hiệu công ty và phát hành hóa đơn
Doanh nghiệp phải treo bảng hiệu tại địa chỉ kinh doanh.
Bảng hiệu có thể lớn hoặc nhỏ, hình thức do doanh nghiệp quyết định, nhưng phải lưu ý là bảng hiệu có đủ những thông tin cần thiết thể hiện được thương hiệu công ty: Tên, số điện thoại, địa chỉ, mã số doanh nghiệp…
d) Thực hiện kê khai và đóng thuế sau khi thành lập
Công ty cần nộp tờ khai thuế môn bài và đóng thuế môn bài sau khi thành lập. Nếu không sẽ bị xử phạt hành chính.
Mức thuế môn bài phải đóng sẽ phụ thuộc vào vốn điều lệ mà doanh nghiệp kê khai. Cụ thể:
- Trên 10 tỷ VNĐ thì đóng 3 triệu VNĐ thuế môn bài mỗi năm.
- Dưới 10 tỷ VNĐ thì đóng 2 triệu VNĐ thuế môn bài mỗi năm.
e) Tiến hành góp vốn vào công ty
Thành viên phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn quy định là 90 ngày.
Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.