Chia sẻ
Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ việc làm

Hoạt động dịch vụ việc làm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh Dịch vụ việc làm bạn cần thực hiện xin giấy phép kinh doanh dịch vụ việc làm tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp các quy định về giấy phép này.

1. Hoạt động kinh doanh dịch vụ việc làm là gì?

Theo quy định tại Điều 36 Luật việc làm 2013 thì:

–    Dịch vụ việc làm bao gồm: tư vấn, giới thiệu việc làm; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động.

–    Tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.

a) Điều kiện hoạt động kinh doanh dịch vụ việc làm

–    Có địa chỉ trụ sở chính, Chi nhánh hoặc Địa điểm kinh doanh hoạt động ổn định từ 3 năm trở lên.

–    Doanh nghiệp phải nộp tiền ký quỹ là 300.000.000 đồng tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính.

–    Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải bảo đảm điều kiện:

+ Là người quản lý doanh nghiệp;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề.

b) Các hoạt động kinh doanh dịch vụ việc làm

Theo quy định tại Điều 40 Luật việc làm 2013 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thực hiện các công việc sau:

–    Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.

–    Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

–    Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.

–    Phân tích và dự báo thị trường lao động.

–    Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật.

–    Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.

2. Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ việc làm

–    Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp;

–    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

–    Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm đáp ứng điều kiện;

–    Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm;

–    Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

–    Phiếu lý lịch tư pháp số 1 của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp người đại diện là người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài.

–    Bằng cấp tốt nghiệp đại học trở lên hoặc hồ sơ chứng minh đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề.

–    Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

3. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ việc làm

Bước 1: Thành lập công ty

Để thành lập công ty hoạt động dịch vụ việc làm thì khách hàng cần phải đăng ký kinh doanh các ngành nghề sau:

–    7810 – Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm.
Chi tiết: Hoạt động của các đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm.

–    7820 – Cung ứng lao động tạm thời.

–    7830 – Cung ứng và quản lý nguồn lao động.

Bước 2: Xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ việc làm

–    Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

–    Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

–    Thời hạn của giấy phép: Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng; giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng.

4. Một số lưu ý sau khi được cấp Giấy phép 

–    Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy phép. Doanh nghiệp cần đăng tải thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, website…

–    Thông báo cho Sở Lao động Thương binh Xã hội về nơi đặt trụ sở chính và ngày bắt đầu hoạt động trước 10 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu hoạt động dịch vụ việc làm.

–    Chế độ báo cáo: Trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm báo cáo định kỳ 6 tháng và hFng năm về tình hình hoạt động dịch vụ việc làm. Trong đó nêu rõ về tình hình hoạt động dịch vụ việc làm của từng chi nhánh (nếu có).

–    Phải nộp hồ sơ gia hạn giấy phép trước ngày hết hiệu lực của giấy phép ít nhất 20 ngày làm việc.

–    Trường hợp kinh doanh cho thuê lại lao động khi chưa được cấp phép sẽ bị phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng (Khoản 3, Điều 6, Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp mới – trọn gói /

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886