Chia sẻ
CẤP GIẤY PHÉP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Hiện nay, nguy cơ cháy nổ xảy ra ngày càng nhiều. Theo đó, đối với một số ngành kinh doanh đặc thù, giấy chứng nhận phòng cháy chữa là một điều kiện bắt buộc. Tuy nhiên, các ngành nghề cụ thể nào cần phải có giấy PCCC? Thủ tục xin cấp được thực hiện như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật NTV để nắm rõ các thông tin quan trọng về giấy phép phòng cháy chữa cháy mà doanh nghiệp cần lưu ý.

1. Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy còn gọi là Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế PCCC. Đây là một loại tài liệu pháp lý của doanh nghiệp, vì nó giúp doanh nghiệp chứng minh đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật.

2. Các trường hợp phải xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Không phải bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng phải đáp ứng điều kiện có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, các trường hợp yêu cầu cần có giấy phép phòng cháy chữa cháy:

  • Nhà máy điện, trạm biến áp (có điện áp trên 110 kV);
  • Chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, cửa hàng ăn uống, trung tâm hội nghị, nhà văn hóa, công viên giải trí, sở thú, thủy cung.
  • Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp;
  • Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá, nhà hỗn hợp;
  • Nhà trẻ, trường học, cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật giáo dục;
  • Bệnh viện, phòng khám, nhà điều dưỡng, nhà phục hồi chức năng, nhà dưỡng lão, trung tâm y tế, cơ sở phòng chống dịch bệnh, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
  • Nhà hát, rạp xiếc, rạp chiếu phim, quán karaoke, quán bar, vũ trường, các câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, dịch vụ xoa bóp;
  • Khách sạn, nhà hàng, nhà trọ, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú khác;
  • Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E;
  • Đường hầm bộ, đường hầm sắt dài trên 500m;
  • Gara để xe ô tô, bãi trông giữ xe;
  • Sân vận động, nhà thi đấu, trung tâm thể dục thể thao, trường đua, trường bắn, cơ sở thể thao khác;
  • Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất nhập dầu, cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt;
  • Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình.

3. Điều kiện để xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy

  • Phải có quy định, biển chỉ dẫn, sơ đồ hoặc biển báo về việc phòng cháy chữa cháy và thoát nạn phù hợp;
  • Có lực lượng đảm nhiệm PCCC cơ sở. Được tập huấn và tổ chức sẵn sàng đáp ứng yêu cầu. Trừ trạm biến áp được vận hành tự động;
  • Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Có Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh nhiệt,…phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về;
  • Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng,… phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói

4. Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy

a) Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép PCCC

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao);
  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đã đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy;
  • Văn bản nghiệm thu về PCCC và giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC (bản sao);
  • Bản kiểm tra an toàn về PCCC đối với các cơ sở và phương tiện giao tông cơ giới khác;
  • Bảng thống kê các phương tiện PCCC, phương thiện cứu người đã trang bị;
  • Quyết định của doanh nghiệp về việc thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở;
  • Các phương án phòng cháy, chữa cháy;
  • Danh sách những nhân sự đã qua huấn luyện về PCCC.

b) Thủ tục xin cấp giấy phép PCCC

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định pháp luật;

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh;

Bước 3: Cá nhân, tổ chức phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh trong việc kiểm tra các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh;

Bước 4: Nhận kết quả hồ sơ theo phiếu biên nhận hồ sơ.

c) Thời hạn cấp phép

Từ 20 – 30 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ.

Nếu khách hàng còn thắc mắc về thủ tục, quy trình xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi ngay bây giờ để được tư vấn miễn phí!

Xem thêm: Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho quán Karaoke /09 Phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886