Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập và đi vào hoạt động theo pháp luật Việt Nam thì phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước Việt Nam. Dưới đây, NTV xin đưa ra các khoản thuế doanh nghiệp nước ngoài phải nộp khi tiến hành kinh doanh tại Việt Nam.
Theo quy định, hàng năm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đóng 4 loại thuế cơ bản: Lệ phí môn bài, Thuế TNDN, Thuế GTGT, Thuế TNCN. Ngoài ra, tùy theo ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký luật còn quy định thêm những loại thuế khác như Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế Xuất nhập khẩu,…
Nội dung chính
1. Lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải nộp hàng năm, mức thu lệ phí môn bài như sau:
TT | Quy mô vốn | Mức nộp |
1 | Trên 10 tỷ | 3.000.000 |
2 | Dưới 10 tỷ | 2.000.000 |
3 | Chi nhánh, VPĐD, ĐĐKD, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác | 1.000.000 |
- Doanh nghiệp thành lập từ ngày 25/02/2020 sẽ được miễn thuế môn bài năm đầu tiên.
- Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm.
2. Thuế giá trị gia tăng
Hiện nay, có 2 phương pháp tính thuế GTGT phổ biến là khấu trừ và trực tiếp.
a) Đối với phương pháp khấu trừ
Thường áp dụng cho doanh nghiệp có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và tự nguyện áp dụng phương pháp này.
Thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Giá tính thuế là giá chưa bao gồm VAT.
b) Đối với phương pháp trực tiếp
Thường áp dụng đối với doanh nghiệp có đầy đủ hóa đơn bán ra nhưng lại không đủ hóa đơn mua vào.
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ (%) GTGT trên doanh thu.
Tỷ lệ để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động:
Ví dụ: Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%; Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%; Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
3. Thuế thu nhập cá nhân:
Khi thực hiện tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công cho người nước ngoài, việc đầu tiên cần xác định người nước ngoài đó là cá nhân cư trú hay không cư trú tại Việt Nam.
Xác định cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam như sau:
a) Cá nhân cư trú:
- Là cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên (tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam) hoặc có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam.
Lưu ý: Ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày, được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ của cá nhân. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
+ Có nơi ở thường xuyên: là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú.
+ Có nhà thuê để ở tại Việt Nam, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
b) Cá nhân không cư trú:
Là cá nhân không thuộc các trường hợp trên.
Cách tính thuế:
- Thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú:
Thu nhập chịu thuế đối với cá nhân không cư trú là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Công thức tính:
Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 20%
- Thuế TNCN đối với cá nhân cư trú:
Nếu hợp đồng lao động nhỏ hơn 3 tháng thì:
Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 10%
Nếu hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì tính theo biểu luỹ tiến từng phần.
Bậc |
Thu nhập tính thuế /tháng |
Thuế suất |
Số thuế TNCN phải nộp |
|
Cách 1 |
Cách 2 |
|||
1 |
Đến 5 trđ |
5% |
0 trđ + 5% TNTT | 5% TNTT |
2 |
Trên 5 trđ đến 10 trđ |
10% |
0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ | 10% TNTT – 0,25 trđ |
3 |
Trên 10 trđ đến 18 trđ |
15% |
0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ | 15% TNTT – 0,75 trđ |
4 |
Trên 18 trđ đến 32 trđ |
20% |
1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ | 20% TNTT – 1,65 trđ |
5 |
Trên 32 trđ đến 52 trđ |
25% |
4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ | 25% TNTT – 3,25 trđ |
6 |
Trên 52 trđ đến 80 trđ |
30% |
9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ | 30 % TNTT – 5,85 trđ |
7 |
Trên 80 trđ |
35% |
18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ | 35% TNTT – 9,85 trđ |
4. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN = (Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ của công ty – Chi phí hợp lý phát sinh) x Thuế suất.
Hiện tại, mức thuế suất phổ biến được áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp là 20%. Ngoài ra, tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh và các ưu đãi thuế mà thuế suất sẽ được ấn định theo từng trường hợp cụ thể.
Ví dụ: Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến dầu khí, tài nguyên sẽ áp mức thuế suất từ 32 – 50%.
Lưu ý: Áp dụng riêng cho doanh nghiệp có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ:
Thuế TNDN = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KHCN) x thuế suất TNDN.
+ Công ty được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ.
+ Trong vòng 5 năm kể từ khi thành lập quỹ, nếu không sử dụng/sử dụng không hết 70% hoặc dùng không đúng mục đích thì phải nộp thuế TNDN trên phần tiền này và lãi phát sinh.
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Công ty có vốn nước ngoài khi sản xuất, kinh doanh những mặt hàng mang tính chất xa xỉ như rượu, thuốc lá, karaoke, massage,… thì ngoài những loại thuế cơ bản nêu trên, công ty sẽ phải chịu thêm thuế tiêu thụ đặc biệt.
Cách tính: Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế x Thuế suất.
Từng loại mặt hàng, dịch vụ sẽ được ấn định một mức thuế suất cụ thể. Ví dụ như bia là 65%, xăng dao động từ 7 đến 10% tùy loại.
Lưu ý: Khai thuế TTĐB là loại khai theo tháng (Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo); đối với hàng hóa mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước thì khai theo lần phát sinh.
6. Thuế xuất nhập khẩu
Thuế XNK là loại thuế thu vào các loại hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.
Cách tính: Thuế XNK = (Tiền hàng + Cước vận chuyển quốc tế) x Thuế suất
Thuế suất lại tùy thuộc vào mã HS code, chính sách ưu đãi, thị trường tiêu thụ để áp dụng.
Tham khảo thêm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cách tính ra sao? / 9 điều nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý sau khi đầu tư vào việt nam