Chia sẻ
Những điều người nước ngoài cần biết khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam

Cùng với sự phát triển của các công ty FDI, hiện nay, số lượng người nước ngoài vào Việt Nam sinh sống và làm việc tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, vì sự khác biệt về ngôn ngữ, về pháp luật,… nên khi người nước ngoài qua Việt Nam thường gặp phải những khó khăn. Hiểu rõ điều này, Luật NTV xin tổng hợp và gửi đến Quý Khách hàng một số thông tin cần lưu ý như sau:

1. Các hình thức người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

Người nước ngoài là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam (sau đây gọi là người nước ngoài). Làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:

  • Người nước ngoài là chủ đầu tư đồng thời là người lao động
  • Người nước ngoài được thuê là người lao động
  • Người nước ngoài là chủ đầu tư

2. Quy định chung về người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam

a. Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Mặc dù pháp luật không cấm nước ngoài vào Việt Nam với mục đích làm việc, tuy nhiên, để đảm bảo thị trường lao động trong nước thì người lao động nước ngoài phải xin cấp giấy phép lao động.

Trường hợp đặc biệt: Một số đối tượng người lao động nước ngoài không cần phải cấp giấy phép lao động, nhưng người sử dụng lao động vẫn cần thực hiện thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

b. Thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài phải được cấp thẻ tạm trú để tiện lợi trong việc quản lý số lượng cũng như thời gian ở Việt Nam. Và việc tạm trú là quyền của người nước ngoài nếu người này muốn cư trú lâu dài tại Việt Nam.

  • Các loại thẻ tạm trú tùy thuộc vào loại thị thực đăng ký. Thời gian của thẻ tạm trú sẽ theo thời gian của giấy phép lao động hoặc theo loại thị thực đăng ký.
  • Khi có thẻ tạm trú người nước ngoài sẽ được quyền xuất – nhập cảnh vào Việt Nam mà không phải xin thị thực mới trong thời hạn tạm trú.

Những người nước ngoài có thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 sẽ được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi để vào Việt Nam cư trú cùng với thị thực ký hiệu TT. Thời gian của thị thực TT tùy thuộc vào thời gian của thẻ tạm trú của người bảo lãnh.

Xem thêm: Thủ tục và điều kiện làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài

c. Người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

Với những người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam sẽ được mua nhà trong trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Thời gian sở hữu sẽ tùy thuộc vào thời gian dự án.

3. Thủ tục nhà đầu tư chuyển lợi nhuận và nguồn thu nhập hợp pháp về nước.

Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là việc chuyển các lợi nhuận hợp pháp được chia hoặc thu từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam ra nước ngoài khi kết thúc năm tài chính, sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.

  • Đối với chuyển lợi nhuận về nước: Trường hợp này áp dụng với người nước ngoài là cá nhân có đầu tư vốn tại Việt Nam. Công ty sẽ chuyển lợi lợi nhuận bằng con đường chuyển vốn ra nước ngoài.
  • Đối với trường hợp chuyển lương ra nước ngoài: Áp dụng với người nước ngoài là cá nhân làm việc tại Việt Nam. Lương sẽ chuyển ra nước ngoài bằng tài khoản giao dịch của công ty ghi nhận lương sau khi trừ thuế TNCN nếu có.

Lưu ý: Đối với chuyển lợi nhuận, bên cạnh nghĩa vụ hoàn tất các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh các nghĩa vụ về thuế thu nhập doanh nghiệp, nhà đầu tư còn phải thực hiện nghĩa vụ thuế là 5% từ hoạt động đầu tư vốn trên và trước khi rút lợi nhuận về nước.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886