Chia sẻ
07 vấn đề pháp lý phổ biến mà nhà đầu tư nước ngoài cần chú ý

Bên cạnh những vấn đề về chiến lược đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài cũng cần phải có những am hiểu nhất định những quy định của pháp luật về đầu tư tại Việt Nam. NTV xin cung cấp cho quý khách hàng các vấn đề pháp lý mà nhà đầu tư nước ngoài cần chú ý khi đầu tư vào Việt Nam qua bài viết sau.

1. Ngành, nghề đầu tư được ưu đãi

Hiện nay, các chính sách về ưu đãi đầu tư cho các ngành, nghề nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài đã có những sự thay đổi so với trước đây, bao gồm các lĩnh vực nổi bật sau:

+ Công nghệ cao - công nghệ thông tin - công nghệ hỗ trợ;

+ Nông nghiệp;

+ Bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu, hạ tầng;

+ Văn hoá, xã hội, thể thao, y tế.

Cụ thể về ngành, nghề trong từng lĩnh vực trên được quy định tại Điều 16 Luật Đầu tư 2020.

Xem thêm: Danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư nước ngoài

2. Khu vực đầu tư được ưu đãi

Bao gồm:

+ Khu vực điều kiện kinh tế khó khăn như: các huyện thuộc tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Long An,...

+ Khu vực điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn như: thành phố Bạc Liêu, thành phố Cà Mau,...

+ Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế như: khu chế xuất Linh Trung, Tân Thuận, khu kinh tế Vân Phong, Năm Căn, Phú Quốc,...

3. Các chính sách ưu đãi đầu tư cụ thể khác

Các chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng với:

+ Khả năng sử dụng lao động như đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; dự án đầu tư sử dụng lao động là người khuyết tật theo quy định của pháp luật.

+ Tổng mức đầu tư như: dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm.

+ Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển.

+ Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Xem thêm: Điều kiện và thủ tục làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài

4. Hình thức ưu đãi đầu tư

Các quyền lợi của nhà đầu tư khi được hưởng ưu đãi đầu tư bao gồm:

+ Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất.

+ Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất.

+ Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.

5. Hình thức đầu tư tại Việt Nam

Pháp luật hiện hành chỉ chấp nhận các hình thức đầu tư sau đây là hợp pháp:

+ Thành lập tổ chức kinh tế.

+ Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

+ Theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC).

Mỗi hình thức đầu tư đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Thực hiện các hình thức khác không phù hợp với pháp luật đầu tư của Việt Nam đều được coi là bất hợp pháp.

6. Quốc tịch của Nhà đầu tư

Quốc tịch của Nhà đầu tư là một trong những điều kiện để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam.

Các nhà đầu tư phải có quốc tịch nước ngoài là quốc gia đã ký kết các hiệp ước quốc tế với Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như WTO, ASEAN,...

Đối với các quốc gia không tham gia các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc không có những cam kết cụ thể giữa Việt Nam và quốc gia đó thì việc đầu tư phải được các Bộ/ Ban ngành có liên quan đến lĩnh vực đầu tư có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Các quy định khác của pháp luật Việt Nam cũng đặt ra những hạn chế nhất định cho nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài

7. Vốn đầu tư

Trong mọi ngành nghề đăng ký đầu tư, nhà đầu tư bắt buộc phải chứng minh khả năng tài chính của mình đủ điều kiện để góp vốn.

Hiện nay, chỉ một số ngành, nghề như kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng,.. mới đặt ra một mức vốn pháp định tối thiểu.

Những ngành nghề không không quy định thì Nhà đầu tư có thể tự do cam kết, tuy nhiên nếu quá thấp cũng khó có thể được các cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.

Bên cạnh phần vốn pháp định tối thiểu, vốn đầu tư mà nhà đầu tư phải cam kết còn phải đảm bảo về tỷ lệ sở hữu phần vốn góp/cổ phần theo quy định tại Biểu cam kết WTO và quy định luật chuyên ngành tại Việt Nam.

Trên đây là một số vấn đề pháp lý mà nhà đầu tư nước ngoài cần chú ý mà NTV đã tổng hợp.

Liên hệ Luật sư/ Chuyên gia của NTV theo hotline: 0902 841 886 để được tư vấn chi tiết.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886