Giới thiệu dịch vụ
Hàng ngày, hàng giờ có rất nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được sáng tạo. Song song với đó việc sao chép, đạo nhái ý tưởng hay sử dụng mà không xin phép các sản phẩm trí tuệ với tốc độ chóng mặt cũng gây nhức nhối không kém. Do vậy, để bảo vệ thành quả trí tuệ của mình, việc đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả là rất cần thiết.
Điều kiện khi đăng ký bảo hộ quyền tác giả:
- Tác phẩm phải được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định;
- Tác phẩm phải đảm bảo tính nguyên gốc, tức là được sáng tạo ra một cách độc lập và không sao chép từ những tác phẩm khác;
- Chủ sở hữu bao gồm tác giả sáng tác hoặc người được sở hữu quyền tác giả;
- Tác phẩm phải chưa được công bố ở Việt Nam và chưa từng được công bố tại nước nào khác.
Thủ tục đăng ký bản quyền:
- Tra cứu khả năng đăng ký quyền tác giả của tác phẩm;
- Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả phù hợp với loại hình tác phẩm đã chọn;
- Nộp hồ sơ xin đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả;
- Theo dõi quá trình xử lý đơn và phản hồi thông tin đăng ký với Cục bản quyền tác giả (nếu có yêu cầu);
- Nhận quyết định cuối cùng: Giấy chứng nhận đăng ký hoặc thông báo từ chối (Cục sẽ nêu rõ lý do từ chối).
Tại sao đăng ký bản quyền tác giả cần thuê công ty Luật uy tín?
- Được hỗ trợ tư vấn tất cả những vướng mắc của bạn liên quan đến hoạt động kinh doanh;
- Quá trình đăng ký bản quyền tác giả ban đầu vô cùng quan trọng, nó định hướng đến hầu hết mọi hoạt động của doanh nghiệp về sau này;
- Thủ tục thành lập khá phức tạp đòi hỏi Doanh nghiệp cần chủ động thực với nhiều cơ quan khác nhau;
- Tốn nhiều thời gian, nguồn lực của doanh nghiệp và đôi khi đánh mất cơ hội kinh doanh của mình chỉ vì những lý do không đáng có;
- Một công ty Luật uy tín vừa là cánh tay phải giải quyết thủ tục pháp lý ban đầu mà còn cả là chỗ dựa vững chắc cho các phát sinh trong quá trình hoạt động sau này.
Tại sao lại chọn Luật NTV?
KINH NGHIỆM
11 Năm hoạt động với hơn 11.000 khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng và đồng hành.
TRỌN GÓI
Chúng tôi cung cấp tất cả những gì doanh nghiệp cần phải thực hiện theo pháp luật hiện hành.
HỖ TRỢ TRỌN ĐỜI
Cung cấp đầy đủ dịch vụ cũng như hỗ trợ giải đáp miễn phí cho Doanh nghiệp trọn đời.
QUY TRÌNH DỊCH VỤ
Quy trình khoa học và luôn được cải tiến để hướng đến sự thuận tiện cho khách hàng.
GIÁ DỊCH VỤ
Hợp lý và luôn có chính sách ưu đãi cho Start-up và khách hàng thân thiết.
NHÂN SỰ
100% nhân sự làm đúng chuyên môn, được đào tạo bài bản và thường xuyên.
Quy trình dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả
Bước 1
Tiếp nhận yêu cầu
Bước 2
Tư vấn và giải đáp thắc mắc
Bước 3
Báo giá và nội dung chuẩn bị
Bước 4
Thực hiện cung cấp dịch vụ
Bước 5
Hoàn thành dịch vụ
Giấy tờ, thời gian và các vấn đề khác
- Giấy tờ chuẩn bị: Bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả + các tài liệu cần thiết khác.
- Thời gian: Trong vòng 15 ngày làm việc (trừ thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ) kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có điều kiện riêng, Luật sư sẽ thông báo thêm.
-
1. Tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả?
Luật sư trả lời:
Đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ tránh được những trường hợp bị sao chép, đạo nhái hay bị lợi dụng vì mục đích thu lợi nhuận bất hợp pháp khác mà chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu.
Khi có tranh chấp xảy ra, nếu đăng ký bản quyền tác giả và chủ sở hữu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả thì không cần phải chứng minh quyền tác giả thuộc về mình. Vì đây chính là tài liệu quan trọng nhất để chứng minh bạn là tác giả của tác phẩm (trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại).
Chi phí để đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả so với lợi ích trên thực tế mà nó đem lại sau khi được cấp văn bằng bảo hộ là rất nhỏ.
-
2. Quyền liên quan đến quyền tác giả là gì?
Luật sư trả lời:
Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
-
3. Những loại hình tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?
LS trả lời:
Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm âm nhạc; Tác phẩm sân khấu; Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; Tác phẩm nhiếp ảnh; Tác phẩm kiến trúc; Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học; Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.