Chia sẻ
Kinh doanh thẩm mỹ viện cần những điều kiện gì?

Thẩm mỹ viện là loại hình kinh doanh được mở ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu làm đẹp và thực hiện chỉnh sửa các khuyết điểm cơ thể của đa số mọi người. Vậy khi muốn mở thẩm mỹ viện thì cần xin giấy phép gì? Điều kiện và quy trình xin giấy phép thẩm mỹ viện như thế nào?

1. Thẩm mỹ viện làm những dịch vụ gì?

Theo quy định của pháp luật thì thẩm mỹ viện cung cấp các dịch vụ khác nhau sẽ phải đáp ứng các điều kiện khác nhau. Cơ bản chia làm 2 trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Cơ sở thẩm mỹ phải-có giấy phép hoạt động (phải có Giấy phép con): là cơ sở sử dụng thuốc, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng; thực hiện xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm; 
  • Trường hợp 2: Cơ sở thẩm mỹ không-cần xin giấy phép hoạt động (giấy phép con) đối với những thẩm mỹ viện thực hiện phun, xăm, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm; không thực hiện các thủ thuật can thiệp vào cơ thể người như phẫu thuật, tiêm, chích, bơm….

2. Điều kiện kinh doanh thẩm mỹ viện 

Điều kiện về cơ sở vật chất:

  • Có địa điểm cố định;
  • Bảo đảm các điều kiện an toàn về bức xạ, PCCC;
  • Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại;

Điều kiện về trang thiết bị y tế: có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với hoạt động chuyên môn của cơ sở;

Điều kiện về nhân lực: bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở thẩm mỹ phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ;
  • Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có ít nhất thời gian trực tiếp tham gia khám, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng;
  • Là người làm việc cơ hữu tại cơ sở.

* Lưu ý:

Ngoài các điều kiện chung nêu trên, đối với thẩm mỹ viện phải xin giấy phép con còn phải đáp ứng các điều kiện riêng cho từng loại hình hoạt động như sau:

Bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ (hoặc bệnh viện thẩm mỹ):

  • Phải có ít nhất 20 giường bệnh;
  • Đảm bảo diện tích sàn xây dựng ít nhất 50 m2/giường bệnh trở lên;
  • Bảo đảm điều kiện xử lý chất thải y tế;
  • Và một số điều kiện khác.

Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: 

  • Phải có phòng hoặc khu vực dành riêng thực hiện thủ thuật;
  • Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

Hồ sơ mở thẩm mỹ viện bao gồm

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh:

  • Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh gồm: giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh và CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực của chủ hộ  kinh doanh;
  • Hồ sơ thành lập công ty gồm: giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; điều lệ công ty và một số loại giấy tờ khác tùy thuộc loại hình công ty. Tham khảo bài viết: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp toàn quốc mới nhất

Hồ sơ xin giấy phép hoạt động của cơ sở thẩm mỹ (giấy phép con) bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp phép hoạt động;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh;
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật;
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế;
  • Tài liệu chứng minh đủ điều kiện cấp phép hoạt động.

Thủ tục xin phép hoạt động thẩm mỹ viện

  • Bước 1: chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép kinh doanh như đã nêu;
  • Bước 2: nộp hồ sơ đến 1 trong 2 cơ quan sau:
    • Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND huyện nếu mở hộ kinh doanh;
    • Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nếu mở công ty;
  • Bước 3: nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh;
  • Bước 4: nộp hồ sơ xin giấy phép hoạt động (giấy phép con) cho cơ sở thẩm mỹ như sau:
    • Bộ trưởng Bộ Y tế cấp phép nếu mở bệnh viện tư nhân chuyên khoa thẩm mỹ;
    • Giám đốc Sở Y tế cấp phép đối với phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ.
  • Bước 5: nhận Giấy phép hoạt động theo quy định.

* Lưu ý:

Trường hợp thẩm mỹ viện thuộc trường hợp không phải xin giấy phép con (thuộc trường hợp 2 nêu trên) thì phải có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ gửi cho Sở Y tế nơi đặt trụ sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.

Thời gian và chi phí mở thẩm mỹ viện

Thời gian thực hiện:

  • Xin giấy phép kinh doanh: 3-5 ngày làm việc kể từ nộp hồ sơ hợp lệ;
  • Xin giấy phép hoạt động: 60 ngày đối với bệnh viện; 45 ngày đối với phòng khám và cơ sở khám bệnh khác;

Chi phí xin giấy phép kinh doanh:

  • Lệ phí Nhà nước : 100.000 đồng;
  • Phí dịch vụ:
    • Hộ kinh doanh: 490.000 đồng (chưa VAT);
    • Công ty: chỉ từ 690.000 đồng (chưa VAT);

Chi phí xin giấy phép hoạt động phòng khám:

  • Lệ phí Nhà nước: 4.300.000 đồng;
  • Phí dịch vụ: 20.000.000 đồng (chưa VAT).

Bài viết hữu ích:

– Ngọc Hà (Được sự cố vấn của LS. Diếp Quốc Hoàng) –

Thẩm mỹ viện là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên cơ sở thẩm mỹ phải đáp ứng đủ các điều kiện trước khi tiến hành xin giấy phép kinh doanh theo quy định. Ngoài ra, anh chị cần phải xác định đúng trường hợp thẩm mỹ viện của mình thuộc trường hợp nào để thực hiện các thủ tục tương ứng. Do đó, nếu anh chị có bất cứ khó khăn hay thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với NTV qua Hotline: 02838361963 hoặc 0902841886 để được đội ngũ Luật sư/chuyên viên hỗ trợ thực hiện hoặc tham khảo tại: Dịch vụ mở phòng khám tư nhân hoặc Dịch vụ thành lập công ty trọn gói – tiết kiệm hoặc Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể.

Write a comment:

You must be logged in to post a comment.

© 2021 Bản quyền thuộc về NTVGroup.vn

    

0902-841-886